Viêm tai giữa có mủ gây nguy hiểm gì cho cả người lớn và trẻ em là một trong những vấn đề quan trọng được mọi người quan tâm và tìm hiểu. Bởi vì, đây là tình trạng thường gặp ở tất cả mọi lứa tuổi, trong đó chiếm tỷ lệ cao nhất là ở trẻ em. Bệnh không chỉ gây ảnh hưởng lớn đến các hoạt động của thính giác, mà còn khiến người bệnh cảm thấy phiền phức và khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày. Đặc biệt, nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì viêm tai giữa sẽ còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng của người bệnh.
1. Thế nào là viêm tai giữa có mủ?
Bệnh viêm tai giữa là bệnh vô cùng phổ biến trong số các bệnh về tai và được xếp vào nhóm các loại bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trên. Bệnh viêm tai giữa khiến người bệnh đau đớn vì tình trạng viêm nhiễm và gây tích tụ nhiều chất dịch trong tai giữa. Bệnh viêm tai giữa có mủ có thể sẽ trở thành viêm tai giữa cấp tính nếu bệnh nặng do phát hiện và điều trị muộn. Do đó, chúng ta cần sớm phát hiện các dấu hiệu của bệnh để tăng khả năng điều trị bệnh hiệu quả và dứt điểm.
2. Tại sao bị viêm tai giữa có mủ?
Bệnh viêm tai giữa có mủ có xu hướng xuất hiện lúc thời tiết có sự chuyển đổi đột ngột từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại. Nếu cơ thể chúng ta không đáp ứng cũng như kịp thời thích nghi với sự thay đổi này sẽ gây ra ù tai, viêm tai ngoài, nghiêm trọng hơn là viêm tai giữa có mủ.
Nguyên nhân gây tạo mủ trong tai giữa là viêm tai giữa mủ. Hiện tượng mủ sẽ xuất hiện trong tai giữa nếu lớp niêm mạc tai giữa bị viêm và tăng tiết dịch. Nhờ điều kiện này đã tạo cơ hội cho các loại vi khuẩn đã có sẵn trong tai giữa hoặc từ mũi họng trực tiếp tấn công vào tai giữa rồi tiếp tục hình thành mủ hoặc mủ đã có sẵn từ mũi họng sẽ thâm nhập qua vòi tai rồi vào tai giữa lúc bệnh nhân xì mũi chưa đúng cách.
Do vòm mũi họng bị viêm nhiễm gây phù nề vòi nhĩ hay tình trạng nhiễm siêu vi.
Chúng ta có thể bị viêm tai có mủ do nhiễm trùng đường hô hấp trên hoặc cơ thể bị rối loạn chức năng của vòi nhĩ.
3. Cách phòng ngừa viêm tai giữa có mủ
- Vệ sinh sạch sẽ dụng cụ ngoáy tai trước khi lấy ráy tai.
- Bệnh nhân cần giữ tai luôn khô ráo sau khi tắm gội, hay bơi lội nhằm giảm tình trạng viêm nhiễm.
- Nếu phát hiện các dấu hiệu đầu tiên của bệnh viêm tai giữa có mủ, chúng ta cần nhanh chóng đi khám bác sĩ để điều trị kịp thời, tránh các biến chứng về sau.
4. Biện pháp điều trị viêm tai giữa có mủ
- Còn trường hợp bệnh nặng, chúng ta sẽ được bác sĩ chỉ định điều trị nội khoa bằng việc dùng kháng sinh hoặc qua quá trình truyền tĩnh mạch và mỗi đợt sẽ kéo dài khoảng 2 tuần.
- Trường hợp bệnh nhân bị viêm tai giữa có mủ thuộc loại nhẹ, chúng ta có thể điều trị tại nhà như vệ sinh tai, dùng thuốc nhỏ tai và uống thuốc kháng sinh theo sự chỉ định của bác sĩ.
- Đặc biệt, nếu bệnh viêm tai giữa có mũ gây hiện tượng thủng màng nhĩ thì bệnh nhân sẽ được điều trị bằng phẫu thuật chuyên sâu.
Như vậy, với những thông tin hữu ích trên hy vọng sẽ giúp các bạn có thể nhận biết sớm các dấu hiệu bất thường của viêm tai giữa có mủ để từ đó có cách phòng ngừa và điều trị hiệu quả. Đặc biệt, trong quá trình điều trị, người bệnh cần phải tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ, tránh tự ý mua thuốc hoặc áp dụng những mẹo chữa bệnh dân gian để tránh bệnh phát triển nặng hơn. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh và hẹn gặp lại trong những bài viết tiếp theo cùng với saigon-ict.edu.vn