Viêm giác mạc có nguy hiểm không & điều trị như thế nào dứt điểm tránh mù lòa? là thông tin cực kì cần thiết không chỉ riêng người bệnh, mà đối với tất cả mọi người. Bởi vì, viêm giác mạc là tình trạng thường gặp ở bất cứ đối tượng hoặc độ tuổi nào. Bệnh có thể được loại bỏ dễ dàng nếu được điều trị sớm và đúng cách. Tuy nhiên, nếu chủ quan khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng thì có thể gây tổn thương đến mắt, làm giảm thị lực, lồi mắt cua, teo nhãn và thậm chí bị mù lòa. Đây là một trong những loại bệnh có nguy cơ bị mù khá cao, chỉ sau bệnh đục thủy tinh thể.
1. Tại sao bị viêm giác mạc?
Giác mạc là một mảnh mô mỏng, trong suốt ở phía trước con ngươi bảo vệ mắt. Viêm giác mạc là tình trạng các mô hình vòm trên mặt trước của mắt bị viêm nhiễm. Viêm giác mạc thường gặp ở những người lao động hoặc tiếp xúc với môi trường nhiều bụi bẩn.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm giác mạc như:
- Có thể do tình trạng thiếu vitamin A
- Do những chấn thương mắt khi lao động hoặc sinh hoạt như để bụi, mảnh kính, côn trùng bắn vào mắt, va quẹt vật nhọn vào mắt…
- Do sử dụng kính áp tròng không được vệ sinh đúng cách.
- Do virus, vi khuẩn trong môi trường hoặc lây từ người bệnh
- Sau một số bệnh lý như: viêm kết mạc, hở mi, do liệt thần kinh, viêm loét giác mạc,…
- Lông quặm, lông siêu cũng là nguyên nhân có thể gây viêm giác mạc.
2. Dấu hiệu nhận biết viêm giác mạc
Những triệu chứng có thể thấy rõ như:
- Mắt sợ chói ánh sáng, khó nhìn.
- Cảm giác khó chịu ở mắt, cộm, nhức mắt, mọi tác động nhỏ đều cảm giác đau như liếc nhìn, chớp mắt.
- Thị lực giảm sút. Nguyên nhân của thị lực giảm sút tùy thuộc vào mức độ của bệnh.
- Một số trường hợp nặng giác mạc có đốm trắng đục, xuất hiện đỏ quanh vùng rìa kết mạc.
- Nước mắt chảy nhiều, thị lực giảm, mờ mắt.
- Những biến chứng nghiêm trọng như: gây viêm mủ nội nhãn cầu, thủng giác mạc, mù lòa.
3. Những biến chứng của viêm giác mạc
Tiềm năng của các biến chứng viêm giác mạc bao gồm:
- Viêm giác mạc mãn tính
- Loét giác mạc
- Mãn tính hoặc nhiễm virus tái phát của giác mạc
- Giảm thị lực tạm thời hoặc vĩnh viễn
- Sưng và sẹo giác mạc
- Mù lòa
4. Biện pháp phòng ngừa và điều trị viêm giác mạc
- Khi làm việc, tiếp xúc với môi trường có nguy cơ nhiễm khuẩn mắt, nhiều bụi bẩn cần bảo hộ cận thận bằng mắt kính chuyên dụng.
- Vệ sinh kính áp tròng kỹ hơn và thường xuyên hơn.
- Những bệnh về mắt như lông quặm, viêm túi lệ cần được điều trị sớm và dứt điểm để tránh nguy cơ viêm giác mạc.Rửa vệ sinh mắt bằng nước muối sinh lý khi có dấu hiệu mắt bệnh, đỏ, mỏi mắt.
- Không được đeo kính áp tròng khi đi bơi.
- Lấy ngay dị vật, bụi bẩn bám vào mắt, có thể sử dụng thuốc nhỏ mắt để rửa.
- Trường hợp bị chấn thương nặng cần đi ngay đến bệnh viện.
- Khi tay bẩn nhất định không được dụi mắt.
- Viêm giác mạc có thể được điều trị tại nhà ngay khi xuất hiện những dấu hiệu đầu tiên. Tuy nhiên trường hợp bệnh tiến triển nặng hơn thì cần chuyển đến các cơ sở chuyên khoa mắt để được điều trị hiệu quả.
- Điều trị viêm giác mạc bằng cách nhỏ thuốc kháng sinh Chloramphenicol 0.4% hoặc Sunlfacilum 20% hoặc Gentamicin 0.3%, tra mỡ tatracylin 1%.
Với những kiến thức mà chúng tôi đã chia sẻ trên, hy vọng sẽ giúp các bạn có thêm nhiều cách phòng ngừa và điều trị viêm giác mạc hiệu quả. Nếu phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường của bệnh thì cách tốt nhất là đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác bệnh và có giải pháp chữa trị dứt điểm nhé. Kết hợp với vệ sinh sạch sẽ mắt sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng này đấy. Chúc các bạn luôn có đôi mắt sáng khỏe và hẹn gặp lại trong những bài viết tiếp theo cùng với saigon-ict.edu.vn