Trẻ sơ sinh bị tưa lưỡi có nguy hiểm và cách chữa trị hiệu quả được đề cập trong bài viết lần này sẽ cung cấp thêm kiến thức hỗ trợ cần thiết cho các bà mẹ đang trong giai đoạn nuôi con nhỏ bằng nguồn sữa tự nhiên của chính mình, giúp nhận biết được đâu là triệu chứng, đâu là nguyên do khiến bé cưng bị tưa lưỡi rất khó chịu. Thông thường, tình trạng trẻ bị tưa lưỡi có thể là do mẹ bị nhiễm nấm, đầu ngực tiết sữa có vấn đề nên khi con trẻ bú vào, tiếp xúc trực tiếp với đầu núm vú sẽ dễ gây ra hiện tượng này. Chính vì vậy mà bạn cần hết sức lưu ý khi gặp phải những trường hợp bất thường khi đang trong giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ.
Tình trạng bệnh tưa lưỡi – nhiễm nấm ở trẻ em
- Nhiễm nấm (hay còn gọi là tưa lưỡi ở trẻ em) là do một loại nấm vô hại và bình thường gây ra trong miệng bé. Bệnh này có thể ảnh hưởng đến núm vú của bạn trong quá trình cho con bú. Nấm là một nhân tố bình thường trong hệ tiêu hóa của mỗi người nhưng nếu số lượng nấm tăng đột biến, bạn sẽ bị nhiễm nấm.
- Nhiều trẻ tiếp xúc với nấm lần đầu khi di chuyển trong khe sinh của mẹ (bạn có thể không nhận ra mình đã bị nhiễm nấm âm đạo trong thời kỳ mang thai). Sau khi trẻ ra đời hoặc trong quá trình chuyển dạ, nếu bạn hay con bạn sử dụng kháng sinh đều có thể dẫn đến nhiễm nấm. Lý do là vì kháng sinh sẽ xuất hiện trong sữa và tiêu diệt các vi khuẩn “tốt” có tác dụng kiểm soát sự phát triển của nấm.
- Vì vậy, trẻ sinh mổ cũng có thể bị tưa lưỡi nếu mẹ bé dùng thuốc kháng sinh sau khi phẫu thuật. Tương tự như vậy, thai phụ uống kháng sinh phòng liên cầu khuẩn nhóm B khi chuyển dạ cũng khiến trẻ có nguy cơ nhiễm nấm.
- Bạn cũng có thể bị nhiễm nấm từ bé nên bạn phải đồng thời tiến hành điều trị cho cả mẹ lẫn con. Nếu không, hai mẹ con sẽ lây nhiễm cho nhau và khó hoàn toàn khỏi bệnh.
- Đôi khi cũng khó có thể xác định rõ nguyên nhân nhiễm nấm. Một số bà mẹ và trẻ em dễ bị nhiễm nấm hơn những người khác. Nấm phát triển trong môi trường ấm, ẩm và có đường. Miệng con bạn cũng như núm vú của bạn hội đủ các yếu tố trên trong quá trình cho bú.
Một số dấu hiệu thường gặp của hiện tượng nhiễm nấm ở các bà mẹ cho con bú
- Núm vú ngứa, hồng, đỏ, bóng hoặc rát (có thể bị nứt) (Lưu ý là núm vú mềm, màu hồng cũng có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng, còn gọi là viêm da. Nếu bị bệnh này phải đến bác sĩ da liễu để được chẩn đoán và điều trị).
- Đau nhói ở ngực trong và sau khi cho bú.
- Nhiễm nấm ở vùng kín
Khi bị tưa lưỡi, một số trẻ nhỏ sẽ có các triệu chứng nhưng các trẻ lớn hơn có thể không có. Vậy các triệu chứng đó là gì?
- Trẻ có các mảng trắng bên trong môi và má trông giống như cặn sữa hay phô phai tươi nhưng khó rửa trôi. Nếu bạn chỉ thấy một lớp màu trắng trên lưỡi, có thể đó là cặn sữa mà thôi.
- Trẻ khóc khi bú mẹ, bú bình hoặc ngậm núm vú giả. Các mảng trắng kể trên có thể gây đau đớn và khó chịu khi bú nếu nhiễm nấm nghiêm trọng.
- Trẻ có các mảng hăm tã màu đỏ tươi hoặc đỏ sậm nổi lên trên da tách biệt hẳn với các vùng da lân cận. Các chấm nhỏ màu đỏ thường xuất hiện quanh rìa của phần hăm nhiều nhất. Những nơi bị ảnh hưởng có màu đỏ và có thể mềm hoặc gây đau, vùng hăm có thể lan đến các nếp da quanh chỗ kín và chân nhưng hầu như không bao giờ xuất hiện trên mông.
Mẹ nên làm gì khi trẻ bị tưa lưỡi – nhiễm nấm?
- Nếu nghi ngờ trẻ bị tưa lưỡi – nhiễm nấm, hãy tìm đến bác sĩ để được chẩn đoán và chữa trị. Nếu điều trị hiệu quả, chỉ cần vài ngày để trị tận gốc. Bạn và bé cần được chữa trị đồng thời.
- Bạn có thể được khuyên bôi một loại kem chống nấm như Nystatin lên núm vú để tiêu diệt nấm trên ngực giúp hai mẹ con không thể truyền nấm cho nhau. Hoặc bác sĩ sẽ kiến nghị bôi các loại kem chống nấm không kê toa như Lotrimin hay Monistat lên núm vú sau mỗi lần cho bú trong vòng một tuần đến mười ngày. Nếu vẫn còn đau sau khi dùng các loại kem trên, có thể phải dùng đến một loại thuốc chống nấm mạnh hơn như Diflucan.
- Để giảm các cơn đau nhói (nếu có) ở ngực, bạn có thể dùng 600mg ibuprofen sau mỗi sáu tiếng (tối đa là 1.200mg trong 24 giờ) cho đến khi các biện pháp điều trị bắt đầu có hiệu quả.
- Để trị nhiễm nấm cho bé, bác sĩ nhi có thể kê Nystatin. Bạn sẽ bôi thuốc này lên các mảng trắng nhiều lần trong ngày, kéo dài suốt mười ngày. Nhớ bôi Nystatin sau khi cho bú để thuốc lưu lại trong miệng bé lâu hơn. Có thể phải mất một tuần mới hoàn toàn hết bệnh.
- Nếu các triệu chứng tưa lưỡi – nhiễm nấm không giảm, hãy gọi cho bác sĩ. Ở một số bé, nấm sẽ tấn công vào vùng da bị hăm tã. Nếu trường hợp đó xảy ra, bác sĩ có thể kê một loại kem chống nấm để bôi vào vùng da tiếp xúc với tã.
- Đồng thời rửa sạch đồ chơi, núm vú và các bộ phận của máy hút sữa và tiệt trùng bằng máy hoặc đun sôi trong 20 phút sau mỗi lần sử dụng để bé không bị nhiễm nấm trở lại. Bạn cũng nên rửa tay thường xuyên, đặc biệt là sau khi cho bú.
- Bạn có thể bổ sung lactobacillus acidophilus vào bữa ăn để tăng cường các vi khuẩn có lợi trong đường tiêu hóa nhằm kiểm soát nấm. Hãy mua các loại sữa chua có chứa lactobacillus acidophilus hoặc bổ sung dưới dạng viên nén (40 triệu đơn vị mỗi ngày). Để ngực tiếp xúc với ánh nắng và để núm vú được hong khô bằng gió cũng có tác dụng tốt.
- Một số bà mẹ cho biết cơn đau có thể dữ dội đến mức họ không thể đứng cho con bú. Trong trường hợp đó, hãy dùng máy hút sữa cho đến khi bạn cảm thấy khá hơn.
Trẻ sơ sinh bị tưa lưỡi có nguy hiểm và cách chữa trị hiệu quả có thể thấy mà chúng tôi vừa cung cấp trên đây cho các bạn, hi vọng rằng mẹ sẽ sẵn sàng chuẩn bị cho mình một kiến thức nuôi con bằng nguồn sữa tự nhiên một cách tốt nhất. Cần lưu ý, khi gặp các vấn đề cũng như dấu hiệu bất thường từ đầu ngực, đầu bi, núm vú có hiện tượng đau rát nứt căng tức thì có thể bạn đã bị nhiễm trùng hay gặp phải căn bệnh nào đó có thể gây nguy hại tới nguồn sữa cung cấp cho con, thế nên cần có biện pháp can thiệp nhanh chóng. Chúc các mẹ nuôi con khỏe-dạy con ngoan. Đừng quên đồng hành và ủng hộ saigon-ict.edu.vn nhé!