Rôm sẩy thường mọc thành đám, mảng lớn ở một số vùng da bài tiết nhiều mồ hôi như ngực, lưng, trán và một số vũng kẽ như nách, bẹn… Trên da bé sẽ xuất hiện những sẩn màu đỏ, trên có thể có mụn nước nhỏ, mủ trắng xen lân. Khi mụn nước vỡ ra chảy nước vàng, và làm bé xót khi có mồ hôi. Trẻ thường bị ngứa ngáy khó chịu, dễ gãi mạnh gây xây xát và nhiễm khuẩn. Khi trời mát, thường rôm sẩy sẽ tự lặn mất, nhưng nếu trời nóng rôm sẽ trở lại ngay. Rôm sẩy còn xuất hiện khi mặc quần áo nóng bức, bí hơi và hoạt động quá nhiều.
Trẻ sơ sinh bị nổi rôm sẩy phải làm sao?
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là đối tượng thường xuyên bị rôm sẩy, đặc biệt khi thời tiết nắng nóng. Nhiệt độ cao làm tuyến bài tiết mồ hôi còn non nớt và chưa hoàn thiện của trẻ không kịp đào thải mồ hôi và chất độc nên gây ra tình trạng tắc nghẽn, ứ đọng tại các lỗ chân lông. Bệnh rôm sẩy không nguy hiểm nhưng gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu cho trẻ, và dễ nhiễm khuẩn, viêm da nếu không được chăm sóc chu đáo và cẩn thận.
Các dấu hiệu của bệnh rôm sẩy ở trẻ sơ sinh: Rôm sẩy thường mọc thành đám, mảng lớn ở một số vùng da bài tiết nhiều mồ hôi như ngực, lưng, trán và một số vũng kẽ như nách, bẹn… Trên da bé sẽ xuất hiện những sẩn màu đỏ, trên có thể có mụn nước nhỏ, mủ trắng xen lân. Khi mụn nước vỡ ra chảy nước vàng, và làm bé xót khi có mồ hôi. Trẻ thường bị ngứa ngáy khó chịu, dễ gãi mạnh gây xây xát và nhiễm khuẩn. Khi trời mát, thường rôm sẩy sẽ tự lặn mất, nhưng nếu trời nóng rôm sẽ trở lại ngay. Rôm sẩy còn xuất hiện khi mặc quần áo nóng bức, bí hơi và hoạt động quá nhiều.
Nguyên nhân gây rôm sẩy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ:
Nguyên nhân gây rôm sảy là do các tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn. Điều này thường xảy ra khi thời tiết nóng nhưng đôi khi cũng do trẻ được cho mặc quần áo quá nóng. Trẻ bị sốt cao hay trẻ ở trong lồng ấp cũng có thể bị nghẽn các ống tuyến mồ hôi; khí hậu nhiệt đới nóng, ẩm; do vận động cơ thể (làm việc nặng, chơi đùa…) với cường độ cao; mặc quần áo, tã lót bằng một số loại vải pha nilon gây bí; do một vài vi khuẩn thường trú ngoài da có thể bài tiết một loại chất nhờn làm bít các ống tuyến mồ hôi.
Ở trẻ em, rôm sảy có chủ yếu ở da đầu, cổ, vai, ngực và lưng nhưng cũng có thể có thêm ở kẽ nách, háng. Triệu chứng là xuất hiện các mụn nước dưới da, sau đó nổi mẩn đỏ có thể gây ngứa cho trẻ, thông thường rôm sảy có thể tự khỏi nhưng cũng có một số trường hợp phải được điều trị.
Một số lưu ý để trẻ không bị rôm sẩy:
- Không nên ủ trẻ quá kĩ hay mặc nhiều quần áo cho trẻ
- Hạn chế đưa trẻ chạy chơi và ra nắng, năng tắm nước mát và uống đủ nước.
- Không để trẻ gãi làm trầy xước các vết rôm sẩy vì dễ gây nhiễm trùng da.
- Luôn giữ cho da trẻ được khô ráo và thoáng mát.
- Nên chọn các loại quần áo thoáng mát và thấm hút mồ hôi tốt, tạo không gian thoáng mát cho trẻ nghỉ ngơi và vui chơi.
- Sử dụng các loại kem và phấn rôm đảm bảo chất lượng và không nên thoa quá nhiều sẽ làm bít lỗ chân lông trẻ, dễ gây rôm sảy hơn.
Những việc mẹ bé không nên làm khi bé bị rôm sảy:
- Không vắt nhiều chanh hay đun nước lá quá đặc. Điều này có thể dẫn đến kích ứng da do hàm lượng axit qua cao. Tuyệt đối không tắm nước lá khi da bé bị trầy xước, mưng mủ, khả năng nhiểm khuẩn nhiễm trùng lúc này là rất lớn, dễ gây ra những biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của bé.
- Không sử dụng xà phòng hay sữa tắm người lớn để tắm cho trẻ. Không dùng dầu dừa và dầu oliu để massage cho trẻ vì càng làm rôm sẩy lên nhiều hơn.
- Không tự ý bôi thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Nếu tình trạng bé bị mẩn ngứa nhiều, có các mụn đầu trắng trên da, rôm sẩy dày đặc, đỏ, kéo dài…, các mẹ nên đưa bé đến các chuyên khoa da liễu để khám và điều trị.
Các bài thuốc dân gian trị rôm sẩy cho bé:
- Bài 1: Gừng tươi 70g (để cả vỏ) rửa sạch, giã nát, dùng bông thấm nước gừng, bôi thấm lên những chỗ da nổi rôm, ngứa ngáy. Ngày bôi 2-3 lần. Bôi trong 5 ngày. Hoặc 50g gừng tươi giã nhỏ, sắc với khoảng 2 lít nước. Đun sôi, để nước nguội thì tắm. Mỗi ngày tắm một lần vào buổi sáng. Tắm trong 3 ngày.
- Bài 2: Lá dâu tằm 200g, rửa sạch cho vào túi vải, nấu với khoảng 5 lít nước, đun sôi, chờ đến nước ấm thì tắm. Tắm xong lau khô, rồi bôi (hoặc rắc) bột đậu xanh vào những chỗ rôm mọc (đậu xanh cả vỏ, tán thành bột mịn, cho vào lọ nút kín dùng dần). Tắm liên tục 3-5 ngày.
- Bài 3: Lá bọ mẩy tươi 70-100g, bạc hà 15g. Sắc lá bọ mẩy lấy nước đặc, trước khi bắc ra thì cho bạc hà vào, đun sôi lại là được. Dùng nước bôi, rửa nơi có rôm, ngày 2-3 lần. Dùng trong khoảng 3-5 ngày. Hoặc lá bọ mẩy tươi 30g, rửa sạch đem sắc với 500ml nước còn 200ml, chia 2 lần uống sáng và chiều tối; liên tục 3-5 ngày.
- Bài 4: Dùng 20g lá sài đất, 30g lá ngải cứu, 50g lá nhài. Tất cả rửa sạch, sắc kỹ lấy nước uống ngày 1 thang. Chia uống làm 2-3 lần trong ngày. Uống liên tục 3-5 ngày sẽ đỡ.Dùng 4-6g hoa kim ngân hoặc 10-12g cành, lá kim ngân rửa sạch sắc uống ngày một thang. Không những trị được rôm sảy mà còn chữa được chứng lên đậu, lên sởi, mụn nhọt đau nhức.
- Bài 5: Dùng 10g bột sắn dây, 30g rau má (tươi). Rau má rửa sạch, giã nát, thêm lượng nước sôi để nguội đủ dùng. Vắt lấy nước rau má, bỏ bã, hòa với bột sắn dây, cho đường vừa khẩu vị, uống từng ngày.
- Bài 6: Dùng một lượng rau sam tươi đủ dùng, giã nát, vắt lấy nước, pha vào nước tắm cho trẻ. Hoặc dùng lá kinh giới vò nát, pha vào nước tắm cho trẻ rất tốt.
- Bài 7: Dùng 60g rễ cây hẹ rửa sạch, sắc uống ngày 1 thang.Lấy một cây hành tươi rửa sạch, giã nát, trộn đều với chút giấm, sao lên rồi bôi vào nơi có rôm sảy rất tốt.
- Bài 8: Dùng lá kinh giới khô nấu sôi khoảng 10 phút rồi pha nước tắm cho trẻ. Hoặc dùng lá tươi vò nát, pha nước tắm. Hay dùng một hay hai trái khổ qua (mướp đắng) tươi giã nát hoặc nấu chín, cho vào túi vải sạch, lọc vắt lấy nước để tắm cho bé.
Ngoài ra, các mẹ cũng nên vắt khoảng 1/2 trái chanh vào nước ấm và tắm cho trẻ. Với những trẻ da bị trầy xước không nên tắm nước chanh vì làm cho trẻ dễ bị xót, rất khó chịu. Các mẹ có thể cho con tắm bằng nước lá vòi voi, sài đất, trà xanh hoặc lá khế. Bên cạnh đó cần chú ý tăng cường bổ sung các loại hoa quả có nhiều vitamin C như cam, chanh… Nên uống nước giải khát thanh nhiệt như: rau má, nước chanh, nước chanh muối, mía lau, atisô… Để thanh nhiệt cần cho trẻ ăn xen kẽ các loại cháo hoặc chè nấu bằng các loại đậu như đậu xanh nguyên vỏ, đậu đỏ, đậu đen, bột sắn dây… Không nên cho đường hoặc cho rất ít đường. Với trẻ ăm dặm có thể nghiền lá non và hoa thiên lý, quấy bột, nấu cháo cho trẻ rất tốt, rất mát, phòng rôm sảy.
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, các bậc phụ huynh nên có những biện pháp để phòng tránh bệnh rôm sẩy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ như thường xuyên tắm rửa sạch sẽ, giữ gìn vệ sinh cá nhân cho bé để các lỗ chân lông thông thoáng và bài tiết mồ hôi tốt hơn. Cần tạo không gian thoáng mát, tránh những khu vực nóng nực và ngột ngạt. Tránh đưa trẻ ra ngoài nắng vào thời điểm nhiệt độ ngoài trời cao, nếu cần phải ra ngoài nên đội mũ rộng vành và che chắn kín cho trẻ. Cha mẹ nên mặc cho bé những loại tã lót, quần áo thoáng mát, rộng rãi tránh mặc quá nhiều quần áo gây nóng nực, bí hơi. Kết hợp chế độ ăn uống hợp lí cho mẹ và bé để đảm bảo dinh dưỡng và phòng tránh bệnh rôm sảy ở trẻ sơ sinh.