Hầu hết các khối lồi rốn ở trẻ sơ sinh không gây nguy hại gì cho bé, nhưng cũng có một trường hợp ngoại lệđó là một đoạn quai ruột có thể bị kẹt trong khối thoát vị này, nếu không được đẩy ngược vào ổ bụng thì máu tới đoạn ruột đó ít đi, gây đau ở vùng rốn và tổn thương mô ruột. Nguy hiểm hơn nếu đoạn ruột có thể bi nghẹt trong quá trình phát triển mà không nhận được máu, gây hoại tử và nhiễm trùng lan tỏa toàn ổ bụng.
Trẻ sơ sinh bị lồi rốn có nguy hiểm không?
“Lồi rốn” hay còn gọi là thoát vị rốn là một trong những dị tật điển hình ở trẻ sơ sinh, dù nó rất hiếm khi gây biến chứng. Tuy nhiên, nếu có, thì biến chứng này lại cực kỳ nguy hiểm và có khả năng gây tử vong cho trẻ nhỏ. Do đó, khi rốn trẻ sơ sinh bị lồi, mẹ đừng vội chủ quan nhé.
Nguyên nhân khiến rốn trẻ sơ sinh bị lồi: Trong vòng 7-10 ngày sau khi sinh, rốn trẻ sơ sinh bắt đầu khô đi và rụng xuống, vết thương sau khi lành sẽ tạo thành một vết sẹo và được gọi là rốn của trẻ sau này. Đồng thời, lỗ hổng ở thành bụng nơi cuống rốn “ngày xưa” đã đi qua để tiếp dưỡng chất từ mẹ vào cơ thể bé cũng sẽ đóng lại khi bé lớn lên. Nhưng nếu nó không đóng kín lại, sẽ gây nên tình trạng lồi rốn cho trẻ sơ sinh.
Rốn lồi là một trong những dị tật mà trẻ sơ sinh thường hay gặp phải
Dấu hiệu rốn lồi ở trẻ sơ sinh: Sau khi rốn liền sẹo, tại vị trí lỗ rốn sẽ nổi lên một khối tròn, khối lồi này có thể nhìn thấy bằng mắt thường và khi ta ấn nhẹ nhàng vào vùng rốn sẽ cảm nhận được khối lồi này (hay còn gọi là khối thoát vị rốn). Điều đặc biệt là khi bé khóc, ho, rặn,..thì khối lồi này sẽ càng phình to hơn. Tuy nhiên, khi bé hơn một tuổi, thành bụng khỏe hơn và đóng kín lỗ hổng thành bụng lại, khối lồi sẽ biến mất, nhưng cũng có thể đến 4-5 tuổi, bác sĩ sẽ xem xét và đẩy khối lồi vào ổ bụng của bé.
Biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra khi trẻ sơ sinh bị lồi rốn
Hầu hết các khối lồi này không gây nguy hại gì cho bé, nhưng cũng có một trường hợp ngoại lệđó là một đoạn quai ruột có thể bị kẹt trong khối thoát vị này, nếu không được đẩy ngược vào ổ bụng thì máu tới đoạn ruột đó ít đi, gây đau ở vùng rốn và tổn thương mô ruột. Nguy hiểm hơn nếu đoạn ruột có thể bi nghẹt trong quá trình phát triển mà không nhận được máu, gây hoại tử và nhiễm trùng lan tỏa toàn ổ bụng. Do đó, mẹ cần đưa bé đi khám ngay khi thấy các dấu hiệu này:
- Bụng to tròn và phình hơn bình thường.
- Da quanh khối thoát vị trở nên sưng nề và đỏ.
- Bé sốt, quấy khóc, khó đi ngoài hoặc không đi ngoài được.
Điều trị thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh như thế nào? Các bác sĩ khuyên ba mẹ không nên cố gắng khắc phục tình trạng lồi rốn ở trẻ sơ sinh vì sau khi trẻ được khoảng 1 tuổi, thành bụng của bé đã trở nên khỏe mạnh hơn và có thể tự đóng lỗ hổng ở thành bụng lại, cho nên khối thoát vị này cũng sẽ mất đi. Tuy nhiên, cũng có một số trẻ phải đến 4-5 tuổi thì khối lồi này mới “xẹp” xuống. Trong vài trường hợp, khi thăm khám, bác sĩ có thể dễ dàng đẩy khối thoát vị vào ổ bụng, nhưng bạn không nên cố gắng tự làm điều này khi chăm sóc rốn trẻ sơ sinh. Chỉ khi nào khối thoát vị tiếp tục to lên khi bé được 1-2 tuổi hoặc không tự biến mất hoặc bị nghẹt thì các bác sĩ mới cần can thiệp bằng cách phẫu thuật.