Dấu hiệu nhận biết và cách chữa nhiệt miệng cho bé an toàn: Bệnh nhiệt miệng thực chất là bệnh viêm loét niêm mạc miệng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Biểu hiện là xuất hiện một vài đốm trắng 1 – 2 mm, to dần, hơi mọng nước tại niên mạc miệng. Vết loét sẽ to dần gây khó khăn cho việc ăn uống nếu không được chữa trị. Những vết loét xuất hiện bên trong miệng, bề mặt của lưỡi hoặc trên nướu răng. Khi ăn mặn và cay sẽ gây đau đớn cho vết loét, thậm chí một số bé không thể ăn gì cho đến khi tình trạng được cải thiện.
Bệnh nhiệt miệng là gì?
Nhiệt miệng là một bệnh rất phổ biến, hầu như ai cũng mắc bệnh đó ít nhất một lần trong đời, trong đó trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc bệnh nhất. Bệnh này không nguy hiểm, có thể tự lành sau một vài tuần nhưng lại rất dễ tái phát. Nhiệt miệng thuộc dạng bệnh không có nguyên nhân rõ ràng. khi các trẻ em bị mắc bệnh thường rất khó được, quấy khóc, bỏ ăn…
Bệnh nhiệt miệng thực chất là bệnh viêm loét niêm mạc miệng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Biểu hiện là xuất hiện một vài đốm trắng 1 – 2 mm, to dần, hơi mọng nước tại niên mạc miệng. Vết loét sẽ to dần gây khó khăn cho việc ăn uống nếu không được chữa trị.
Dấu hiệu nhận biết bé bị nhiệt miệng
Những vết loét xuất hiện bên trong miệng, bề mặt của lưỡi hoặc trên nướu răng. Khi ăn mặn và cay sẽ gây đau đớn cho vết loét, thậm chí một số bé không thể ăn gì cho đến khi tình trạng được cải thiện. Trẻ sống ở vùng khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm thường mắc bệnh nhiệt miệng nhiều hơn trẻ sống ở khu vực ôn đới. Một số dấu hiệu và triệu chứng thường gặp như:
- Trẻ quấy khóc, bỏ ăn, miệng chảy nhiều nước dãi, dễ sụt cân. Nếu bị nặng có thể gây sốt, nổi hạch.
- Lở loét hoặc có những mụn nhỏ trên đầu lưỡi, Sưng nướu răng, có thể gây chảy máu, Đau trong miệng
- Vạch miệng bé thì thấy phần niêm mạc miệng (phần niêm mạc trong má, vòng miệng, lợi) và bề mặt lưỡi xuất hiện những vết loét màu trắng hoặc ngà, quanh vết loét hơi tấy đỏ. Những vết loét có thể xuất hiện đơn lẻ hoặc vài nốt một.
- Sốt đột ngột, Nhăn nhó hoặc uể oải, thiếu năng lượng hoặc trẻ biếng ăn, cảm thấy không muốn ăn cũng là 1 trong số những dấu hiệu khi trẻ bị nhiệt miệng.
Nguyên nhân khiến trẻ bị nhiệt miệng
Nhiệt miệng là những vết loét hình tròn hoặc bầu dục ở niêm mạc má, nướu và lưỡi gây đau đớn khó chịu. Một số nguyên nhân dẫn đến lở miệng ở trẻ em như:
- Nhiệt miệng thuộc dạng bệnh không có nguyên nhân rõ ràng. Nguyên nhân sinh bệnh được cho là do chức năng miễn dịch bị suy giảm, do cọ sát làm tổn thương niêm mạc (ví dụ như đánh răng hay bé ngậm phải vật sắc nhọn), bị cắn và bị kích thích từ bên ngoài, do rối loạn bài tiết bên trong, do dị ứng với thuốc và thực phẩm, do nhiễm khuẩn hay virus gây nên.
- Nguyên nhân gây ra các vết loét thường là cơ thể bị nóng, phát ra nhiệt và gây loét niêm mạc miệng. Có thể bắt đầu từ việc trẻ bị nhiễm khuẩn, phải dùng kháng sinh gây nóng dẫn đến trong vòm miệng và lưỡi xuất hiện những ổ loét. Cũng có thể thủ phạm từ virus herpes với triệu chứng như loét do nhiệt. Nếu trẻ bị mắc bệnh tay chân miệng hay thủy đậu thì virus này ngoài gây các nốt phỏng ở da cũng có thể gây các nốt phỏng ở niêm mạc miệng.
- Tình trạng thiếu dinh dưỡng hoặc dinh dưỡng không đúng cách, dẫn đến cơ thể thiếu các vi chất dinh dưỡng như: vitamin A, C, B2, PP, B6, B12, kẽm, protein… làm giảm sức đề kháng của cơ thể, tạo điều kiện thuận lợi cho virut phát triển và gây bệnh. Dù là nguyên nhân gì gây loét miệng thì cũng làm cho trẻ đau, rát, quấy khóc, khó chịu, bỏ ăn, gầy sút nhanh, khiến việc chăm sóc rất vất vả và trẻ rất lâu bình phục, có thể dẫn đến suy dinh dưỡng.
Cách phòng nhiệt miệng cho trẻ hiệu quả
Để ngừa nhiệt miệng cho trẻ, các mẹ có thể tham khảo một vài lời khuyên sau:
- Thiết lập thói quen tốt cho bé trong sinh hoạt hàng ngày như nghỉ ngơi có giờ giấc, không để bé thức khuya, cho bé ăn uống đúng giờ và không ăn quá no. Cho bé ăn với chế độ ăn phong phú, đa dạng đủ chất. Nên ăn những thức ăn có tính mát có tác dụng giải nhiệt như rau xanh có lá, dưa chuột, cam, trà xanh, cà rốt, lê….
- Giữ vệ sinh răng miệng tốt, hướng dẫn bé đánh răng đúng cách, tránh làm tổn thương niêm mạc, mẹ có thể tập cho con thói quen xúc miệng nước muối ấm hàng ngày bởi nước muối với nồng độ thích hợp, độ ấm vừa phải sẽ có tác dụng sát trùng tốt, làm sạch khoang miệng, amidan, họng.
- Nước muối ấm còn kích thích tăng tuần hoàn máu tại chỗ, tập trung nhiều tế bào bạch cầu làm tăng khả năng tiêu diệt vi khuẩn. Nếu bé đã 2 tuổi mà chưa biết súc miệng, mẹ có thể chải răng, lưỡi của bé với nước muối sinh lý ấm (nồng độ 0,9%). Mẹ nhớ chọn loại bàn chải long mềm để tránh tổn thương miệng con. Biện pháp này vừa dễ làm, rẻ tiền, dễ thực hiện lại rất hữu dụng trong việc làm sạch răng miệng cho trẻ.
- Cho bé ăn uống thực phẩm mát, đặc biệt vào mùa hè. Luôn bao quát khi bé chơi, không để bé ngậm các vật sắc hay cho tay vào miệng. Khi cho ăn mẹ không nên ép trẻ ăn quá vì dễ khiến bé quấy, hoảng loạn và cắn vào lưỡi.
Trẻ bị nhiệt miệng phải làm sao? Cách chữa nhiệt miệng cho bé:
Hầu hết những trường hợp lở miệng ở trẻ em không quá nguy hiểm và có sẽ nhanh chóng tự khỏi trong vòng 1 tuần. Tuy nhiên, nó vẫn gây khó chịu và đau đớn cho bé. Mẹ có thể áp dụng những cách sau đây để giúp con dễ chịu hơn.
- Một số loại thuốc và gel trị lở miệng được bày bán rộng rãi trong các tiệm thuốc tây: Đa số các loại thuốc này khá an toàn cho trẻ em. Tuy nhiên, nếu bé cưng dễ bị dị ứng, mẹ nên nhờ bác sĩ kiểm tra thành phần thuốc trước khi cho con sử dụng.
- Súc miệng bằng nước ấm hoặc nước muối pha loãng: Cho con súc miệng ít nhất 4 lần mỗi ngày cho đến khi các vết lở lành hẳn. Mật ong cũng giúp điều trị những vết loét miệng. Tuy nhiên, mẹ nên cẩn thận, không nên dùng mật ong cho trẻ dưới 12 tháng tuổi.
- Dùng bàn chải mềm: Bàn chải mềm sẽ giúp con đỡ đau hơn khi đụng phải những vết loét.
- Ăn thức ăn dạng lỏng: Bị lở miệng sẽ làm bé không muốn ăn uống gì hết. Những thức ăn dạng lỏng sẽ giúp bé dễ an hơn. Ngoài ra, việc ăn thức ăn đặc, rắn có thể làm con đau. Mẹ cũng nên tránh những thức ăn cay, mặn hoặc có tính axit vì có thể làm vết loét trở nên nghiêm trọng hơn.
- Uống nhiều nước: Mất nước chỉ làm tình trạng lở miệng thêm nghiêm trọng. Các vết lở có thể khiến bé đau và không muốn uống nước. Bạn nên chắc rằng con vẫn đang nạp đủ luợng nước mỗi ngày. Nói với bé rằng thường xuyên uống nước có thể giúp bé nhanh khỏi hơn.
Cách chữa nhiệt miệng cho bé bằng mật ong:
- Khi bé bị nhiệt miệng, mẹ có thể dùng mật ong để chữa bệnh cho bé. Cho bé ngậm mật ong hoặc lấy bông tăm thấm mật ong vào chỗ loét. Đây là phương pháp kinh điển trong dân gian và được nhiều mẹ sử dụng để chữa nhiệt miệng. Nhiều nghiên cứu cho thấy dung dịch mật ong 30% có thể ức chế hoặc tiêu diệt hầu hết các loại nấm và vi khuẩn, lại có vị ngọt dễ uống.
- Thời gian này, mẹ cần chú ý tới chế độ ăn uống đảm bảo đủ dinh dưỡng cho trẻ bởi nếu ăn quá ít sẽ càng khiến bé thiếu chất và lâu khỏi bệnh. Cho bé ăn thức ăn mát nhưng không quá lạnh vì đồ lạnh có thể giúp bé bớt đau nhưng dễ khiến bé viêm họng, mẹ có thể xay thức ăn nhỏ để trẻ dễ ăn hơn. Tuyệt đối không nên cho bé ăn thức ăn nóng, mặn hay các thực phẩm gây nóng vì cảm giác nóng sẽ càng khiến vết loét xót hơn và nặng hơn. Giải nhiệt cho bé bằng nước rau má, nước râu ngô, uống thay nước lọc mỗi ngày.
- Cho bé súc miệng sau khi ăn bằng nước muối sinh lý hay nước củ cải (300g củ cải giã nhỏ, lọc nước pha với nước lọc, cho bé súc miệng ngày 3 lần). Khi dùng cách chữa nhiệt miệng theo dân gian không hiệu quả, mẹ có thể sử dụng thuốc bôi cho bé. Hiện nay có rất nhiều loại kem, thuốc bôi trị nhiệt miệng cho bé nhưng các mẹ rất nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc bôi vì cơ địa và nguyên nhân gây bệnh ở mỗi trẻ mỗi khác. Không nên tùy ý dùng thuốc có thể gây dị ứng hay những biến chứng không mong muốn cho bé nhà bạn.
- Chăm sóc trẻ khi bị nhiệt miệng cần hết sức kiên trì vì trẻ đau rát, quấy khóc, không chịu ăn, uống thuốc, không cho kiểm tra miệng, dễ nôn trớ khiến sút cân rất nhanh và lâu khỏi bệnh. Vì vậy cha mẹ cần nắm bắt được những kiến thức khoa học bổ sung dinh dưỡng giải nhiệt kịp thời giúp lành nhanh ổ loét, nhằm rút ngắn tối đa số ngày bệnh để trẻ nhanh chóng phục hồi và bắt kịp nhịp tăng trưởng.
Tóm lại: Nhiệt miệng là những vết loét hình tròn hoặc bầu dục ở niêm mạc má, nướu và lưỡi gây đau đớn khó chịu. Một số nguyên nhân dẫn đến lở miệng ở trẻ em như: Bé bị bệnh, mệt mỏi hoạc bị căng thẳng. Bé lỡ cắn vào bên trong má dẫn đến nhiễm trùng do một số loại virut như herpes simplex gây loét miệng, thậm chí gây nấm miệng ở trẻ em. Thiếu dinh dưỡng: Trong một số trường hợp, viêm loét miệng thường xuyên tái phát ở những trẻ thiếu sắt, kẽm, folic hoặc vitamin nhóm B. Bệnh tay-chân-miệng cũng là một trong những nguyên nhân gây lở miệng ở trẻ em.