Tình hình giao thông nước ta rất phức tạp nhất là ở những thành phố lớn, đường phố đông đúc, nhiều xe chạy nhanh, ẩu. Vì thế mà hàng ngày có rất nhiều người trở thành nạn nhân của các vụ tai nạn giao thông trong đó bao gồm cả những thai phụ. Điển hình như vụ tai nạn bà bầu bị xe tải cán, thai nhi văng ra ngoài… khiến không ít người rơi nước mắt.
Những lời khuyên vàng cho bà bầu khi tự đi xe máy
Xe máy là phương tiện giao thông chủ yếu ở nước ta. Vì thế mà hầu hết các mẹ vẫn đi xe máy cho tới tháng thứ 8 của thai kỳ mà không hề biết được những nguy hiểm tiềm ẩn của nó. Vậy bà bầu đi xe máy có những ảnh hưởng gì tới thai nhi? Các mẹ hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây để phòng tránh nhé.
Ảnh hưởng của đi xe máy đối với mẹ bầu
Tuy rằng hiện nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu được rằng bà bầu đi xe máy nhiều, thai nhi sẽ gặp nguy hiểm nhưng dựa trên tình hình giao thông nước ta và tính chất đặc trưng của phụ nữ mang thai thì mẹ bầu nên hạn chế đi xe máy, với những lý do như sau:
– Tình hình giao thông nước ta rất phức tạp nhất là ở những thành phố lớn, đường phố đông đúc, nhiều xe chạy nhanh, ẩu. Vì thế mà hàng ngày có rất nhiều người trở thành nạn nhân của các vụ tai nạn giao thông trong đó bao gồm cả những thai phụ. Điển hình như vụ tai nạn bà bầu bị xe tải cán, thai nhi văng ra ngoài… khiến không ít người rơi nước mắt.
– Đường phố ở nước ta cũng không thuận lợi cho mẹ bầu đi lại, mặt đường lồi lõm, nhiều ổ gà, nhiều đường nhỏ hẹp, khúc cua gấp.
– Một lý do khác là ô nhiễm môi trường, nắng nóng khói bụi trên đường cũng tác động lớn tới sức khỏe mẹ bầu, khiến mẹ vô cùng mệt mỏi mỗi khi đi lại.
Khi có thai, bà bầu nên hạn chế đi xe máy. Mẹ bầu bụng to, khó giữ thăng bằng trên xe máy, lại phản ứng chậm hơn lúc bình thường nên khó ứng phó nhanh với các tình huống xảy ra.
– Khi đi xe máy, không chỉ có mình mẹ bầu, mà còn có cả thai nhi. Nếu xảy ra va chạm, dù là rất nhẹ khiến mẹ ngã xuống đường thì đều có thể dẫn tới sảy thai, động thai.
– Những mẹ bầu mang thai tháng cuối, cơ thể nặng nề, kém linh hoạt nên dễ gặp va chạm. Và dù nhẹ nhưng cũng đủ khiến cho tâm lý của mẹ bị kích thích, gây ra tình trạng co thắt bụng dưới, dẫn đến sinh non.
– Bên cạnh đó, việc đỗ xe máy cũng là một hoạt động nặng nhọc đối với mẹ bầu. Vì hầu hết xe máy hiện này đều rất nặng, đặc biệt là loại xe tay ga, phù hợp với phái nữ. Chính vì những lý do trên, mẹ bầu không nên đi xe máy nhiều. Mẹ có thể nhờ chồng chở đi hoặc thay thế bằng các phương tiện an toàn khác như: xe bus, xe oto,…
Lời khuyên cho mẹ bầu khi đi xe máy
Những mẹ bầu có tiền sử sảy thai, động thai, hay mắc các biến chứng như nhau bong non, nhau tiền đạo,… thì nên hạn chế đi lại, tuyệt đối không đi xe máy. Vì chỉ cần chấn động nhẹ hay va chạm vào ổ gà cũng sẽ gây ra tác động xấu tới thai nhi. Nếu muốn đi đâu, mẹ có thể thay bằng taxi nhé.
Khi đi xe máy, mẹ nên trang bị áo chống nắng, khẩu trang, kính râm để hạn chế tác động của nắng nóng, khói bụi. Nếu phải sử dụng xe máy như một phương tiện thường xuyên, mẹ hãy lưu ý tới những điều sau để đảm bảo an toàn:
– Chọn loại xe nhỏ gọn, dễ dắt, dễ đi, dừng hay đỗ và có độ rung thấp nhất để dễ dàng xử lý khi có tình huống phát sinh.
– Khi di chuyển, mẹ cần đi với tốc độ chậm, không đi nhanh, không đi vào ổ gà, đường sóc, đường mấp mô,…
– Dù đi xe máy vào ngày nắng hay không, mẹ bầu vẫn nên trang bị đầy đủ áo chống nắng, khẩu trang, kính râm,… Chúng sẽ giúp mẹ hạn chế được những tác hại của nắng nóng, khói bụi.
– Còn vào những ngày giá rét, mẹ nên thận trọng khi đi xe máy vì đeo găng tay sẽ khiến việc điều khiển xe khó khăn hơn.
– Ngoài ra, mẹ cũng cần thường xuyên bảo dưỡng, kiểm tra xe, tránh tình trạng xe đột ngột hỏng giữa đường.