Nguyên nhân triệu chứng và cách điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh: Vàng da là hiện tượng bình thường, hệ quả của quá trình chuyển đổi cuộc sống từ trong bụng mẹ ra thế giới bên ngoài. Vàng da có thể khiến bé bú kém vì bé có xu hướng buồn ngủ, ngủ nhiều và ngủ liên miên. Mẹ chỉ cần chú ý không áp dụng bất cứ biện pháp can thiệp nào làm cho bé tỉnh giấc. Mẹ có thể cù nhẹ vào gan bàn chân bé, bé sẽ tỉnh và mẹ cho bé bú ngay. Trong trường hợp bé bị vàng da bệnh lý, bé có thể gặp một số vấn đề nhỏ. Não bé có một lớp phủ bảo vệ gọi là màng não. Màng não sẽ bảo vệ bé khỏi các chất độc hại. Ở những trẻ bị vàng da bệnh lý, sẽ mất nhiều thời gian hơn để màng não này lọc bỏ độc tố gây hại đến bé…
Triệu chứng khi trẻ bị vàng da:
Triệu chứng của bệnh là vàng da, vàng vùng tròng trắng của mắt. Ngoài ra, mẹ còn có thể nhận biết bệnh qua những dấu hiệu dưới đây: Vàng lòng bàn tay, lòng bàn chân, Nước tiểu có màu tối hoặc màu vàng (nước tiểu của bé sơ sinh thường không màu), Phân nhạt màu thay vì màu vàng hay da cam ở trẻ sơ sinh bình thường. Các triệu chứng này thường biến mất khi bé được khoảng 2 tuần tuổi mà không cần phải uống thuốc. Trong vòng 72 giờ sau khi sinh, bé sẽ được thăm khám để xem xét tình trạng vàng da. Nếu con bạn xuất hiện vàng da sau thời điểm này (thường là đã xuất viện), nên báo với bác sĩ để được tư vấn.
Vì sao trẻ sơ sinh bị vàng da?
Tình trạng này xảy ra do sự tích tụ của bilirubin, một chất có màu vàng được sinh ra khi các tế bào máu đỏ bị phá vỡ. Điều này xảy ra phổ biến ở trẻ sơ sinh vì các bé có lượng tế bào máu đỏ cao, và các tế bào này thường xuyên bị phá vỡ và được thay mới. Tuy nhiên, gan của bé lại chưa đủ trưởng thành để lọc bỏ hết bilirubin khỏi máu. Thường thì khi bé được 2 tuần tuổi, gan đã phát triển đầy đủ hơn và đủ sức xử lý bilirubin, nên bệnh vàng da sẽ tự khỏi mà không gây ra bất kỳ nguy hiểm nào. Trong một số ít trường hợp, vàng da là biểu hiện của một căn bệnh tiềm tàng nào đó, và ở những trường hợp này, vàng da sẽ xuất hiện sớm, trong vòng 24 giờ sau sinh.
Trẻ sơ sinh bị vàng da có nguy hiểm không?
Mẹ đừng quá lo lắng khi thấy bé bị vàng da, bởi thông thường đây là hiện tượng không có gì đáng lo, hầu hết trẻ sơ sinh đều gặp phải. Nhưng mẹ cũng tuyệt đối không được lơ là vì có những trường hợp vàng da có thể gây nguy hiểm cho bé. Vàng da là hiện tượng bình thường, hệ quả của quá trình chuyển đổi cuộc sống từ trong bụng mẹ ra thế giới bên ngoài. Vàng da có thể khiến bé bú kém vì bé có xu hướng buồn ngủ, ngủ nhiều và ngủ liên miên. Mẹ chỉ cần chú ý không áp dụng bất cứ biện pháp can thiệp nào làm cho bé tỉnh giấc. Mẹ có thể cù nhẹ vào gan bàn chân bé, bé sẽ tỉnh và mẹ cho bé bú ngay.
Trong trường hợp bé bị vàng da bệnh lý, bé có thể gặp một số vấn đề nhỏ. Não bé có một lớp phủ bảo vệ gọi là màng não. Màng não sẽ bảo vệ bé khỏi các chất độc hại. Ở những trẻ bị vàng da bệnh lý, sẽ mất nhiều thời gian hơn để màng não này lọc bỏ độc tố gây hại đến bé.
Các phương pháp điều trị vàng da:
Chỉ những trường hợp có mức bulirubin quá cao mới cần phải được can thiệp về y tế bởi nguy cơ biliburin có thể di chuyển đến não và gây hư hại não. Có hai phương pháp thường được sử dụng là chiếu đèn và truyền máu. Với phương pháp đầu tiên, bé sẽ được nằm trong lồng chiếu đèn giúp chuyển bilirubin thành một dạng dễ phân hủy, giúp gan dễ dàng xử lý. Nếu bé có nguy cơ bị nhiễm độc bilirubin cao, bác sĩ có thể xem xét biện pháp truyền máu. Trong đó, một phần máu của bé sẽ được thay thế để giảm bớt nồng độ bilirubin. Hầu hết trẻ nhỏ đều đáp ứng rất tốt với việc chữa trị và có thể mau chóng trở về nhà.
- Nếu trường hợp vàng da sinh lý: Bé sẽ không phải điều trị mà hiện tượng này sẽ hết dần. Triệu chứng vàng da thường hết sau 2 tuần. Một số bé có triệu chứng kéo dài hơn do một số nguyên nhân như sữa mẹ cũng bị vàng. Nếu bé bị vàng da sinh lý, mẹ có thể hỗ trợ bé bằng những cách đơn giản sau: Cho bé bú thường xuyên, lượng bilirubin sẽ thải ra nhanh hơn. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời nhất và tốt nhất với bé, hỗ trợ thải bilirubin nhanh hơn so với sữa công thức. Cho bé tắm nắng để giảm bilirubin trên da và gan cũng hoạt động dễ dàng hơn. Tắm nắng bằng cách đứng cạnh cửa sổ 4 lần/ ngày, mỗi lần kéo dài 10-15 phút. Mẹ cần chú ý không cho ánh nắng chiếu trực tiếp vào mắt bé là được.
- Nếu bé bị vàng da bệnh lý: bé sẽ được điều trị bằng phương pháp chiếu đèn và lọc máu. Hai phương pháp này đều được tiến hành bởi bác sỹ chuyên môn tại các bệnh viện nhi uy tín. Trong thời gian điều trị, bé được tách biệt với bố mẹ, nhưng mẹ vẫn có thể vắt sữa ra bình và chuyển cho bác sỹ cho bé bú.
Kết luận: Có đến 6 trong 10 trẻ sinh ra bị vàng da. Tỷ lệ này còn cao hơn ở những trẻ sinh non (8 trên 10 bé). Nhưng chỉ có 1/20 số trẻ sinh ra là có lượng bilirubin cao đến mức cần phải chữa trị. Một sự thực mà mẹ cần biết là các trẻ được bú sữa mẹ lại có nguy cơ vàng da kéo dài hơn. Tuy nhiên, những lợi ích mà sữa mẹ mang lại có thể vượt xa những bất lợi mà vàng da mang đến. Chúc bé yêu của bạn mau chóng hết chứng vàng da & để chuẩn bị tốt, bạn đừng quên tham khảo các kiến thức chăm sóc trẻ sơ sinh cũng như cách tắm nắng cho bé nhé!