Cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA) là gì? Nguyên nhân dấu hiệu và cách trị tốt nhất hiệu quả nhất sẽ tiếp tục là nội dung được bàn tới sau đây, giúp bạn có thêm kinh nghiệm phòng ngừa căn bệnh thiếu máu không mong muốn hiện tại. Khi bị thiếu máu não thoáng qua, người bệnh sẽ dễ dàng nhận biết bằng các triệu chứng điển hình như yếu dần ở một số bộ phận trên cơ thể, bối rối, chóng mặt, tê liệt, khó khăn trong việc nói và nuốt, thị lực thay đổi, đi lại khó khăn,…và còn khá nhiều biểu hiện khác nữa mà bạn tuyệt đối đừng nên chủ quan lơ là. Muốn hiểu thêm về cách chăm sóc trong chế độ sinh hoạt ăn uống và nghỉ ngơi hằng ngày, mời bạn nghiên cứu kĩ nội dung sau.
1. Cơn thiếu máu não thoáng qua là gì? Đối tượng nào dễ mắc phải cơn thiếu máu não thoáng qua?
Cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA) là một dạng thiếu hụt máu ở hệ thần kinh kéo dài dưới 24 giờ, thông thường chỉ trong khoảng vài phút. Bệnh còn được gọi là đột quỵ nhẹ. Bệnh xảy ra khi một phần của não không được cung cấp đủ lượng máu. Bạn sẽ có nguy cơ đột quỵ cao hơn nếu trước đó bạn đã từng bị thiếu máu não thoáng qua.
Bệnh phổ biến hơn những người trên 60 tuổi. Người Châu Á, Châu Phi và người gốc Caribe có nguy cơ mắc cơn thiếu máu não thoáng qua cao hơn. Một phần là vì nhóm người này có khả năng bị táo bón cao hơn có thể dẫn đến thiếu máu lên não và có áp suất máu tăng cao.
2. Nguyên nhân gây ra cơn thiếu máu não thoáng qua là gì?
Nguyên nhân gây ra cơn thiếu máu não thoáng qua có thể do tình trạng máu đông lại và ứ đọng trong động mạch và chặn dòng chảy của máu. Phần lớn, cơ thể bạn có thể tự phá hủy các khối máu đông này để máu có thể tuần hoàn lại, từ đó các triệu chứng biến mất. Cơn thiếu máu não thoáng qua cũng xảy ra khi một khối máu bị kẹt lại trong một mạch máu não. Khối máu này thường đến từ tim hoặc động mạch cổ, bị kẹt và ngăn máu đến não, vì vậy não không thể lấy oxy từ máu.
3. Triệu chứng và dấu hiệu của cơn thiếu máu não thoáng qua dễ nhận biết nhất
Dấu hiệu và triệu chứng của thiếu máu não thoáng qua là gì?
Triệu chứng phổ biến nhất là bạn có thể cảm thấy yếu ở bất kỳ bộ phận nào của cơ thể. Các triệu chứng khác bao gồm bối rối, chóng mặt, song thị (nhìn một vật thành hai vật), mất trí nhớ, tê liệt, gặp vấn đề trong việc nói và nuốt, ngứa ran, thay đổi thị lực và khó đi lại. Trong 70% các trường hợp, các triệu chứng biến mất trong ít hơn 10 phút và 90% trường hợp các triệu chứng biến mất trong ít hơn 4 giờ. (Theo nghiên cứu của Viện Y học Johns Hopkins).
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Gọi cho bác sĩ ngay nếu bạn có các dấu hiệu và triệu chứng của cơn thiếu máu não thoáng qua. Điều trị kịp thời sẽ giúp bạn ngăn ngừa các cơn đột quỵ trong tương lai.
4. Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc cơn thiếu máu não thoáng qua?
Các yếu tố sau có thể khiến bạn tăng nguy cơ mắc cơn thiếu máu não thoáng qua:
- Tiền sử bệnh của gia đình: Bạn sẽ có nguy cơ mắc cơn thiếu máu não thoáng qua cao hơn nếu một trong những thành viên của gia đình bạn đã từng mắc phải tình trạng này.
- Tuổi tác: Càng lớn tuổi càng dễ mắc bệnh, đặc biệt là sau 55 tuổi.
- Giới tính: Nam thường dễ mắc bệnh hơn nữ, tuy nhiên hơn một nửa số ca tử vong lại là nữ giới.
- Bị cơn thiếu máu não thoáng qua trước đó: Bạn có nguy cơ tái phát cao gấp 10 lần người bình thường.
- Bệnh hồng cầu hình liềm: Còn được gọi là thiếu máu hồng cầu hình liềm, đột quỵ là một biến chứng thường gặp của rối loạn di truyền này. Tế bào máu hình liềm mang theo ít oxy và có xu hướng bị mắt kẹt trong thành động mạch, cản trở lưu lượng máu đến não.
- Chủng tộc: Người da đen dễ có nguy cơ tử vong khi bị cơn thiếu máu não thoáng qua hơn, một phần là vì có bệnh huyết áp cao và bệnh tiểu đường.
Tuy nhiên, cũng có một số yếu tố rủi ro bạn có thể kiểm soát được:
- Huyết áp cao;
- Hàm lượng cholesterol cao;
- Có bệnh tim mạch và PAD, bệnh tiểu đường;
- Thừa cân;
- Nồng độ homocysteine cao.
5. Những thói quen sinh hoạt nào giúp hạn chế diễn tiến của cơn thiếu máu não thoáng qua?
Những thói quen sinh hoạt sau sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến cơn thiếu máu não thoáng qua:
- Chú ý đến các dấu hiệu và triệu chứng khi bạn bị cơn thiếu máu não thoáng qua. Bạn đang làm gì khi nó xảy ra? Bạn gặp các triệu chứng nào? Chúng kéo dài bao lâu? Chúng diễn ra khi nào? Đây là những thông tin quan trọng giúp bác sĩ có thể xác định được nguyên nhân gây cơn thiếu máu não thoáng qua và mạch máu nào liên quan.
- Chỉ dùng thuốc được kê bởi bác sĩ. Có một số loại thuốc khi dùng bạn có thể cần phải thử máu thường xuyên.
- Báo cho bác sĩ biết về các bệnh khác của bạn như tiểu đường, lượng cholesterol cao và cao huyết áp.
- Ghi nhớ các cuộc hẹn tái khám tiếp theo với bác sĩ.
- Gọi bác sĩ nếu bạn bị cơn thiếu máu não thoáng qua khác sau khi bắt đầu dùng thuốc; bị đau đầu dữ dội bất thường; bạn gặp các vấn đề hoặc tác dụng phụ khi dùng thuốc.
6. Cách chẩn đoán và điều trị cơn thiếu máu não thoáng qua tốt nhất hiện nay
Kỹ thuật y tế nào chẩn đoán cơn thiếu máu não thoáng qua chuẩn nhất?
Bác sĩ sẽ chẩn đoán dựa trên tiền sử bệnh và khám sức khỏe của bạn. Chụp CT hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) để tìm dấu hiệu bất thường ở não. Các xét nghiệm khác có thể bao gồm kiểm tra đồ thị động mạch cổ để tìm khối chặn và đo điện tâm đồ để tìm kiếm dấu hiệu của các huyết khối ở tim có thể di chuyển đến não.
Phương pháp nào điều trị cơn thiếu máu não thoáng qua hiệu quả nhất?
Điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh của bạn. Bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp ngăn chặn đột quỵ tốt nhất. Các bệnh như cao huyết áp, tiểu đường, nghiện thuốc lá, cách sống không lành mạnh và lượng cholesterol cao cần được điều trị. Bác sĩ có thể cho bạn dùng thuốc aspirin, clopidogrel và warfarin để làm loãng máu và ngăn ngừa huyết khối. Bạn có thể phải cần phẫu thuật để mở động mạch bị chặn (trên 70%).
Chúng tôi vừa chia sẻ đến bạn khái niệm về cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA) là gì và những giải đáp thắc mắc liên quan tới hiện tượng đặc biệt nguy hiểm này, nếu không muốn tình hình sức khỏe hiện tại của mình chuyển biến phức tạp hơn thì tốt nhất bạn nên tìm tới bệnh viện để có một kết quả chẩn đoán chính xác hơn nhé. Thiếu máu não thoáng qua sẽ khiến cơ thể chúng ta cảm thấy như đang lơ lửng trên không trung, thậm chí không thể làm chủ cảm xúc hành vi của mình nên bạn cần hết sức lưu tâm. saigon-ict.edu.vn chúc các bạn xem tin vui!