Từ xa xưa ông cha ta đã biết sử dụng cây nhọ nồi như một loại cây giúp chữa một số bệnh cho người dùng rồi. Đặc biệt những năm gần đây thì xu hướng sử dụng những cây thuốc nam trong điều trị bệnh lại càng thường xuyên hơn. Không phải tự nhiên mà cây nhọ nồi lại được sử dụng nhiều như vậy mà những tác dụng của cây nhọ nồi mang đến cho sức khỏe người bệnh đã được y học công nhận. Cùng với những bài thuốc dễ làm chắc chắn sẽ khiến nhiều người cảm thấy an tâm khi sử dụng.
1. Tìm hiểu về thông tin cây nhọ nồi
Cây nhọ nồi là cây cỏ mọc hoang, ngoài cái tên nhọ nồi thì cây còn có tên gọi khác là cây cỏ mực, hạn liên thảo, thủy hạn liên,…
Cây mọc ở khắp mọi nơi, mặc dù là cây thảo dược có công dụng chữa bệnh tốt nhưng bạn không gặp khó khăn khi tìm kiếm cây nhọ nồi.
Cây nhọ nồi được mọc thẳng đứng có thể cao tới 80-100cm và thân có lông cứng màu trắng. Lá cây nhọ nồi mọc đối nhau, dài 4-8cm, rộng 7-15mm và có lông cả 2 mặt. Cây nhọ nồi có hoa màu trắng và mọc lên thành cụm.
Khi giã nát cây nhọ nồi thì nước có màu đen. Theo Đông Y đây là cây thuốc chữa bệnh nên không độc, có vị chua và ngọt, có tính hàn.
Tác dụng của cây nhọ nồi là lương thuyết, cầm máu tốt, bổ thận, điều trị chứng bệnh huyết nhiệt, huyết áp cao, chảy máu cam, mề đay. …
2. Tác dụng và bài thuốc của cây nhọ nồi trong chữa bệnh
2.1. Chữa bệnh chảy máu cam
Cây nhọ nồi là cây cỏ hoang có tác dụng cầm máu hiệu quả, chính vì vậy với bệnh chảy máu cam có thể thực hiện với loại cây cỏ này. Nếu bạn bị thương, vết thương chảy máu nhiều chỉ cần một nắm lá cây nhọ nồi rửa sạch, sau đó giã nát và đắp lên vết thương.
Đối với cách để chữa máu cam được thực hiện như sau: cây nhọ nồi, hoa hòe mỗi vị 20gam, kết hợp với 16gam cam thảo đất sắc uống lấy nước. Mỗi ngày bạn thực hiện với 1 thang thuốc, hãy kiên trì uống nước thuốc này để bệnh nhanh chóng khỏi.
2.2. Chữa mề đay
Nổi mề đay khiến cơ thể đau nhức và cảm giác vô cùng khó chịu. Nếu bạn đang mắc chứng bệnh này đừng bỏ qua bài thuốc dân gian từ cây nhọ nồi.
Bài thuốc: lá khế, lá nhọ nồi, rau diếp cá, lá dưa chuột, lá nhài, lá huyết dụ. Tất cả những loại lá này được rửa sạch, ngâm với nước muối loãng sau đó giã nát, sử dụng cả bã và nước đắp lên những nơi xuất hiện nốt mề đay. Sau 2-3 lần thực hiện sẽ khỏi bệnh.
2.3. Chữa sốt phát ban
Nếu bạn hoặc người thân trong gia đình bị sốt phát ban có thể thực hiện với cách điều trị dân gian từ cây nhọ nồi.
Sử dụng 60gam nhọ nồi sắc với 250ml, thực hiện mỗi ngày 1 thang. Thực hiện liên tục trong 2-3 ngày sốt phát ban sẽ được điều trị dứt điểm. Bài thuốc vừa đơn giản lại hiệu quả và an toàn.
2.4. Chữa sốt cao
Bài thuốc dân gian từ cây nhọ nồi điều trị sốt cao vô cùng hiệu quả, nhất là với những trường hợp người bệnh không thể sử dụng thuốc kháng sinh hoặc trẻ em nhỏ.
Cách thực hiện: 20gam cỏ nhọ nồi, 20gam sài đất, 20gam củ sắn dây, cam thảo đất, cây cối say mỗi vị 16gam, 12gam ké đầu ngựa sắc lấy nước uống, bạn thực hiện mỗi ngày một thang.
2.5. Chữa viêm họng
Khi mắc những triệu chứng như đau họng, họng sưng tấy, có cảm giác nuốt khi đau hãy kiên trì thực hiện với thang thuốc dưới đây kéo dài 3-5 ngày.
20gam cỏ nhọ nồi, 20gam bồ công anh, 12 củ rẻ quạt, kim ngân hoa, cam thảo đất mỗi vị 16gam. Sắc một thang thuốc với 300 ml nước và uống trong ngày.
Cây nhọ nồi khi chúng ta chưa biết đến thì đây chỉ là một cây cỏ hoang được mọc rải rác khắp nơi trong nước ta. Nhưng khi đã biết đến tác dụng của cây nhọ nồi trong việc điều trị bệnh thì không ít người sẽ cảm thấy tiếc vì không biết đến loại cây này sớm hơn một chút. Chỉ từ những cách hết sức đơn giản bạn đã có thể bỏ túi thêm những thông tin hữu ích trong việc chăm sóc sức khỏe của gia đình rồi. Vậy hẹn gặp lại các bạn ở các bài viết tiếp theo cùng với saigon-ict.edu.vn để có thêm những thông tin hữu ích mới.