Cận thị là bệnh gì? Các triệu chứng cận thị thường gặp & cách điều trị tốt nhất là nội dung kiến thức liên quan tới sức khỏe mà chúng ta cần phải biết để hạn chế tối đa mọi trường hợp cận thị tiến triển nặng hơn. Bệnh cận thị thường thì xuất phát từ các yếu tố có nguy cơ mắc bệnh cao nhất như là đọc nhiều dưới nơi có ánh sáng yếu, tiền sử gia đình đã từng có người mắc cận thị hay do không chịu tiếp xúc nhiều với môi trường bên ngoài. Bệnh cận thị thường gặp ở nhiều đối tượng và mức độ nặng nhẹ thường khác nhau nhưng để có những phương án điều trị khắc phục giúp người bệnh giảm bớt độ cận thì trước tiên, cần xem qua bài viết bên dưới.
1. Cận thị là bệnh gì?
Cận thị là tình trạng bạn không thể nhìn thấy các vật ở xa nhưng các đối tượng gần có thể thấy rõ. Khi bạn cận thị, bạn sẽ thấy khó khăn khi nhìn vật ở xa. Ví dụ như bạn không thể nhận ra biển hiệu đường cao tốc cho đến khi chỉ còn cách một vài mét. Tình trạng này có thể diễn tiến dần dần hoặc nhanh chóng, thường trở nên nặng hơn ở thời thơ ấu và niên thiếu.
2. Nguyên nhân nào gây ra bệnh cận thị?
Cận thị có thể là do nhãn cầu quá dài hoặc giác mạc quá cong, điều đó nghĩa là thay vì tập trung ở võng mạc, các tia sáng đi vào mắt lại tập trung phía trước võng mạc và điều này dẫn đến tình trạng nhìn mờ.
3. Các dấu hiệu và triệu chứng bệnh cận thị dễ nhận biết nhất
Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh cận thị là gì?
Các dấu hiệu và triệu chứng thường gặp của cận thị là:
- Nhìn xa mờ;
- Phải nheo mắt để thấy rõ;
- Nhức đầu do mỏi mắt;
- Khó nhìn trong khi lái xe, đặc biệt là vào ban đêm.
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh cận thị ở trẻ em có thể bao gồm:
- Nheo mắt thường xuyên;
- Ngồi gần tivi, màn ảnh phim hoặc ngồi bàn đầu của lớp học;
- Không nhìn thấy các đối tượng ở xa;
- Chớp mắt quá mức;
- Dụi mắt thường xuyên.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Bạn nên đến khám bác sĩ mắt nếu:
- Bạn không nhìn thấy rõ những vật ở xa và điều này ảnh hưởng đến công việc thường ngày của bạn;
- Khả năng nhìn của bạn suy yếu, làm giảm thú vui trong cuộc sống;
- Bạn thấy lóa sáng hoặc tối hay có bóng mờ che một phần tầm nhìn.
4. Những nguy cơ mắc phải tật cận thị bạn cần biết là gì?
Đối tượng nào dễ mắc bệnh cận thị nhất?
Mặc dù cận thị thường gặp ở những người trong độ tuổi từ 8 và 12, nhưng bệnh có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân ở mọi lứa tuổi. Bạn có thể kiểm soát bệnh bằng cách giảm các yếu tố nguy cơ. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.
Yếu tố nào làm tăng nguy cơ bệnh cận thị?
Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ bị cận thị, chẳng hạn như:
- Tiền sử gia đình: Tình trạng này có xu hướng di truyền trong gia đình. Bạn sẽ có nguy cơ cao nếu bố hoặc mẹ của mình bị cận thị hoặc cả hai đều cận thị;
- Đọc nhiều;
- Điều kiện môi trường, chẳng hạn như không dành thời gian vui chơi bên ngoài.
5. Những thói quen sinh hoạt nào giúp hạn chế diễn tiến của bệnh cận thị?
Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:
- Khám mắt thường xuyên;
- Kiểm soát các bệnh mãn tính như tiểu đường và cao huyết áp;
- Bảo vệ đôi mắt của bạn khỏi ánh nắng mặt trời bằng cách đeo kính râm ngăn chặn bức xạ tia cực tím (UV);
- Ngăn ngừa tổn thương mắt bằng cách đeo kính bảo vệ mắt khi làm những việc như chơi thể thao, cắt cỏ, sơn hoặc tiếp xúc với khói độc hại;
- Bỏ hút thuốc lá không chỉ tác động tích cực lên đôi mắt mà toàn bộ cơ thể.
- Đeo kính điều chỉnh tật khúc xạ;
- Hạn chế làm mắt mỏi bằng cách để đôi mắt của bạn thư giãn sau vài phút sử dụng máy tính hoặc đọc sách.
6. Cách chẩn đoán và điều trị bệnh cận thị hiệu quả tốt nhất
Kỹ thuật y tế nào chẩn đoán bệnh cận thị chuẩn nhất?
Bác sĩ chẩn đoán cận thị thông qua khám mắt bằng cách tiến hành một loạt các bài kiểm tra. Bác sĩ có thể sử dụng các công cụ khác nhau để chiếu tia sáng trực tiếp vào mắt và yêu cầu bạn nhìn qua một vài ống kính. Mục đích của các xét nghiệm này là để phát hiện các khía cạnh khác nhau của mắt và thị lực và để xác định những loại thuốc bạn cần phải có để nhìn rõ hơn cùng với sự hỗ trợ từ kính đeo hay kính áp tròng.
Phương pháp nào điều trị bệnh cận thị nhanh nhất?
Để điều trị cận thị, bạn cần phải cải thiện khả năng nhìn bằng cách tập trung ánh sáng vào võng mạc với sự giúp đỡ của ống kính điều chỉnh hoặc phẫu thuật khúc xạ.
Nếu chọn đeo kính để điều trị cận thị sẽ giúp bạn chống lại độ cong của giác mạc hoặc tăng chiều dài của mắt. Bạn có lựa chọn nhiều loại kính như kính hai tròng, kính 3 tròng và kính đọc sách hoặc kính áp tròng.
Nếu bạn không thích cảm giác đeo kính, bạn có thể xem xét phẫu thuật khúc xạ. Phương pháp này sẽ giúp bạn làm giảm hoặc thậm chí loại bỏ sự phụ thuộc của bạn vào kính hoặc kính áp tròng. Các thủ thuật phổ biến nhất là Lasek (sử dụng tia laser để loại bỏ một lớp mô giác mạc) và LASIK (sử dụng laser hoặc dụng cụ cơ khí để cắt một vạt mỏng qua đỉnh của giác mạc).
Chúng tôi vừa cung cấp cho bạn những kiến thức mới mẻ nhất về bệnh cận thị mà bất kỳ ai cũng đều có nguy cơ mắc phải. Tình trạng cận thị rất dễ nhận biết thông qua thị lực bị giảm sút, mắt nhìn kém nhìn nhòe, gây khó khăn trong việc thu thập những hình ảnh, những con số, những sự vật hiện tượng trước mắt nên chúng ta cần phải hạn chế tối đa khả năng bị tật cận thị nhé. saigon-ict.edu.vn chúc các bạn xem tin vui và hãy tiếp tục cập nhật những thông tin liên quan tới các loại bệnh nhé!