Hầu hết các trường hợp sốt siêu vi đều “mở màn” với triệu chứng sốt. Nhiệt độ cơ thể có thể tăng lên đến 39 độ C, và bé sẽ cảm thấy nhức mỏi khắp người, đặc biệt là phần lưng và chân. Sốt siêu vi là tên gọi chung của những trường hợp sốt do nhiễm các siêu vi trùng hoặc vi-rút. Vì vậy, tùy thuộc vào loại vi-rút bé bị nhiễm, các triệu chứng có thể thay đổi khác nhau. Tuy nhiên, một số triệu chứng thông thường như: Ho, Lạnh, Đau họng, Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi, Đau đầu, Ớn lạnh, Mệt mỏi, Nôn ói, Tiêu chảy, Đau bụng, Phát ban, Viêm hạch…
Cách xử lý và phòng ngừa khi trẻ bị sốt siêu vi:
Sốt virus là một bệnh mùa hè thường gặp ở trẻ. Không giống với bệnh sốt thông thường, sốt virus rất dễ lây qua đường hô hấp với những triệu chứng điển hình như đột ngột sốt cao kèm ho, chảy nước mũi, rối loạn tiêu hóa,… Vậy khi trẻ bị sốt virus mẹ cần xử trí như thế nào là tốt nhất?
Triệu chứng trẻ bị sốt virus
– Sốt cao đột ngột: Đây chính là dấu hiệu điển hình nhất khi trẻ bị sốt virus, thường nhiệt độ khi trẻ bị sốt là từ 38 – 39 độ, thậm chí có thể lên đến 40 – 41 độ. Trong cơn sốt trẻ thường mệt mỏi và ít đáp ứng với các loại thuốc hạ sốt thông thường như paracetamol, trẻ thường bị đau mình mẩy, đau đầu, trẻ nhỏ có thể quấy khóc… Khi hạ sốt trẻ lại tỉnh táo, vui chơi bình thường.
– Viêm long đường hô hấp: Bên cạnh sốt cao, trẻ sẽ mắc những biểu hiện của viêm long đường hô hấp thường thấy như: ho, hắt hơi, chảy nước mũi liên tục, khô rát họng… Triệu chứng viêm long đường hô hấp có thể đi kèm trong lúc bị sốt hoặc sau khi bị sốt vài ngày.
– Rối loạn tiêu hóa: Khi bị sốt virus, trẻ sẽ thường xuất hiện những dấu hiệu rối loạn đường tiêu hóavới biểu hiện thường thấy đó là nôn sau khi ăn, trẻ nhỏ thường sẽ không chịu ăn, đi ngoài phân lỏng, nhiều chất nhày. Tình trạng này có thể xuất hiện sớm hoặc xuất hiện muộn sau vài ngày bị sốt.
– Phát ban: Trong một số trường hợp, trẻ sẽ bị phát ban thường sau 2-3 ngày sau cơn sốt. Khi xuất hiện những nốt ban thì bệnh cũng đã giảm nhiều và cơ thể trẻ đã đỡ sốt hơn. Những vết ban nổi đỏ, nhỏ li ti trên vùng da cũng sẽ biến mất rất nhanh sau khi trẻ khỏi hẳn.
– Viêm hạch: Ngoài việc phát ban, trẻ cũng hay bị nổi hạch ở vùng đầu, cổ và mặt. Thông thường, hạch sẽ sưng to gây đau và khó chịu cho trẻ, có thể nhìn thấy hoặc sờ thấy bằng tay. Sau khi khỏi bệnh, hạch sẽ tự mất đi hoặc tự tiêu.
– Nôn: Trẻ có dấu hiệu nôn nhiều lần và thường bị sau mỗi bữa ăn.
– Viêm kết mạc mắt: Khi trẻ bị sốt virus, mẹ có thể theo dõi thấy mắt trẻ đỏ hơn bình thường và trong mắt có nhiều rỉ mắt hơn, dễ chảy nước mắt.
Cách xử trí và phòng ngừa sốt virus ở trẻ
Sốt virus hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc hiệu, chủ yếu là điều trị triệu chứng. Tuy nhiên, mẹ vẫn cần áp dụng một số phương pháp sau để giúp trẻ mau chóng hạ sốt:
– Theo dõi nhiệt độ: Mẹ đặt nhiệt kế ở nách hoặc hậu môn. Nhiệt kế phải được giữ trong nách ít nhất 3 phút, cánh tay của trẻ áp sát vào ngực. Nhiệt độ của trẻ sẽ là số ghi trên nhiệt kế cộng thêm 0,3 – 0,4 độ.
– Cách hạ sốt cho trẻ: Mẹ có thể dùng thuốc, chườm mát, lau khô mồ hôi, để trẻ nằm nơi thoáng mát, mặc quần áo thoáng mát hoặc sử dụng những cách hạ sốt nhanh cho trẻ khác.
– Lau người bé bằng nước ấm: Mẹ dùng khăn mềm, sạch, nhúng nước ấm, lau lên khắp mình trẻ; cho tới khi thân nhiệt xuống 37 độ C. Tuyệt đối không được chườm nước lạnh vì sẽ gây sốt cao thêm do cơ chế co mạch ngoại vi.
Khi trẻ bị sốt virus, mẹ nên thực hiện những biện pháp hạ sốt cho trẻ như lau người bằng nước ấm, chườm mát,…
– Bù nước và điện giải: Trẻ bị sốt thường hay bị mất nước, do đó mẹ cần bổ sung cho bé càng nhiều nước càng tốt. Mẹ có thể sử dụng dung dịch oresol, nước lọc, các loại nước trái cây,…Trong trường hợp bé không uống nước được thì mẹ dùng bông gòn sạch chấm nước và để trên môi bé.
– Chống co giật: Trẻ sốt cao trên 38 độ thường đi kèm với dấu hiệu co giật. Để chống co giật, mẹ cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
– Dinh dưỡng cho trẻ bị sốt: Trẻ bị sốt thường rất mệt mỏi, lạt miệng, chán ăn. Vì thế, mẹ cần lựa chọn những loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng để trẻ dù ăn ít nhưng vẫn đảm bảo cung cấp lượng chất cần thiết. Những loại thực phẩm mẹ cần cho trẻ ăn là những loại thực phẩm giàu protein, vitamin và khoáng chất,… Bên cạnh đó, mẹ nên chế biến thức ăn lỏng cho bé dễ nuốt như cháo, súp, bún, phở,…
– Chống bội nhiễm: Mẹ cần vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, nhỏ mắt, mũi bằng natriclorid 0,9%, tránh bội nhiễm vi khuẩn đường hô hấp.
Chú ý: Nếu trẻ có dấu hiệu sốt cao không hạ dù đã áp dụng các biện pháp hạ sốt. Bên cạnh đó, trẻ có dấu hiệu lơ mơ, li bì, ngủ nhiều, xuất hiện co giật, đau đầu liên tục và tăng dần, buồn nôn, nôn khan nhiều lần, sốt kéo dài trên 5 ngày thì cần đưa trẻ đi gặp bác sĩ ngay.