Cách chữa cảm lạnh cho trẻ đơn giản không cần dùng thuốc: Tía tô từ lâu đã được sử dụng trong cách chữa cảm lạnh của dân gian. Cách chữa này không chỉ hiệu quả mà còn rất an toàn cho sức khỏe, hạn chế được việc dùng thuốc. Cách làm như sau: Dùng 20g lá cây tía tô tươi, chế thêm nước sôi, khuấy đều gạn lấy nước nóng; hoặc dùng 10 lá cắt nhỏ trộn với cháo nóng, ăn rồi nằm nghỉ cho ra mồ hôi. Ngoài ra, có thể thêm hành sống giã nhỏ 5g, gừng tươi giã nhỏ ba lát, muối vừa đủ để nấu cháo giải cảm.
Cách chữa cảm lạnh cho trẻ đơn giản không cần dùng thuốc
Cảm lạnh là tên gọi chung của một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp gây ra bởi một loại vi-rút. Nếu em bé bắt đầu có những triệu chứng như sổ mũi, nghẹt mũi hoặc hắt hơi liên tục thì có thể bé đã bị cảm lạnh. Theo thời khuyên của bác sĩ thì các bà mẹ nên kiểm tra màu sắc nước mũi của trẻ. Nếu nó thay đổi từ màu vàng sang màu xanh lục thì gần như chắc chắn bé đã bị cảm lạnh.
Mùa cúm kéo dài từ tháng 10 đến tháng 5 năm sau. Cao điểm của dịch là từ cuối tháng 12 đến đầu tháng 3. Nếu bé bị bệnh trong thời gian này thì bé có thể bị cúm. Bệnh cúm thường được gây ra bởi một loại vi-rút gây sốt cao, ớn lạnh, đau nhức cơ thể cùng với các triệu chứng hô hấp của bệnh cảm lạnh như hắt xì, nghẹt mũi, sổ mũi. Các bác sĩ khuyên rằng trẻ em và thanh thiếu niên từ 6 tháng đến 19 tuổi nên chích ngừa là cách phòng ngừa cúm trong mùa dịch hiệu quả nhất.
nguyên nhân khiến trẻ dễ bị cảm lạnh là xung quanh trẻ có nhiều vi-rút bao gồm cha mẹ, anh chị hoặc các bạn ở trường mầm non. Những nghiên cứu cho thấy trẻ em đi nhà trẻ có nguy cơ bị cảm lạnh, nhiễm trùng tai, chảy nước mũi và các vấn đề hô hấp khác cao hơn so với những đứa trẻ được chăm sóc riêng tư tại nhà. Trẻ có thể bị cảm lạnh thường xuyên hơn trong những tháng lạnh vì đó là thời gian vi-rút lây lan trên khắp cả nước.
Một số cách chữa cảm đơn giản tại nhà:
Bài thuốc trị cảm cúm, cảm lạnh bằng cách: xóng lá bưởi, vỏ bưởi, ăn lá tía tô, uống nước cây cần túc kết hợp với súc miệng bằng nước muối, giữ ẩm & bổ sung thêm vitamin C, bệnh sẽ tự khỏi sau 2-3 ngày mà không phải uống kháng sinh.
Xông bằng vỏ bưởi, lá bưởi: Trong vỏ bưởi có chứa tinh dầu vị cay, ngọt, đắng giúp trị ho và giải cảm rất tốt. Bạn chỉ cần dùng lá bưởi tươi, kết hợp thêm lá chanh, lá sả, hương nhu đun sôi rồi xông sẽ giải cảm được. Nếu bị cảm cúm dẫn tới ho có đờm, hãy lấy vỏ bưởi gọt bỏ lớp ngoài, cắt thành từng khúc rồi đun sôi, sau đó vắt nước, rồi ngâm trong đường 1 tuần. Sau đó, lấy nước bưởi ngâm nuốt từ từ, sau vài ngày sẽ thuyên giảm hẳn. Xem thêm cách giải cảm cho bé tại nhà
Bài thuốc trị cảm lạnh bằng lá tía tô: Tía tô từ lâu đã được sử dụng trong cách chữa cảm lạnh của dân gian. Cách chữa này không chỉ hiệu quả mà còn rất an toàn cho sức khỏe, hạn chế được việc dùng thuốc. Cách làm như sau: Dùng 20g lá cây tía tô tươi, chế thêm nước sôi, khuấy đều gạn lấy nước nóng; hoặc dùng 10 lá cắt nhỏ trộn với cháo nóng, ăn rồi nằm nghỉ cho ra mồ hôi. Ngoài ra, có thể thêm hành sống giã nhỏ 5g, gừng tươi giã nhỏ ba lát, muối vừa đủ để nấu cháo giải cảm. Nếu bạn bị cảm cúm lâu ngày, gai rét khắm người không ra mồ hôi thì lấy lá tía tô, lá chanh, bạc hà, lá sả, mỗi thứ một nắm nấu nước xông sẽ rất nhanh khỏi.
Trị cảm lạnh bằng cần túc: Cúc tần là cách chữa cảm lạnh, cảm cúc theo y học cổ truyền rất an toàn và hiệu quả. Theo Đông y, cúc tần có vị đắng, cay, thơm, tính ấm. Loại hoa này có công dụng hạ nhiệt, giảm đau, được dùng chữa cảm mạo, sốt không ra mồ hôi, cơ thể đau nhức. Khi bị cảm lạnh hoặc cảm cúm, bạn chỉ cần lấy khoảng 20g phần lá và cành non của cúc tần về rửa sạch, thêm 10g sả, 10g lá chanh. Tiếp đó đun với nước để uống, khoảng 2 – 3 cốc mỗi ngày. Ngoài ra, bạn cũng có thể đun lá và cành hoa cúc tần để xông hơi, cũng giải cảm rất tốt.
Súc miệng nước muối: Đây là cách chữa cảm lạnh, cảm cúm đơn giản nhất mà bạn nên áp dụng. Ngoài ra, nó còn giúp phòng tránh các bệnh liên quan đến đường hô hấp, nhờ khả năng sát khuẩn vùng miệng, họng nên sẽ giảm bớt cơn ho cho bạn. Cách pha nước muối súc miệng: Bạn có thể làm nước muối theo tỷ lệ 9gr muối với 1 lít nước rồi đun sôi, để nguội. Nếu muốn nhanh chóng và tiện lợi hơn, bạn có thể mua nước muối sinh lý tại các hiệu thuốc.
Tỏi tía: Tỏi là không chỉ là một loại gia vị mà còn là phương thuốc trị cảm lạnh và cảm cúm vô cùng hiệu quả. Theo Đông y, tỏi có vị cay, tính ôn, nằm trong hai kinh can và vị. Tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, chữa bệnh lỵ ra máu, tiêu nhọt, hạch ở phổi, tiêu đàm, trừ ho. Còn theo y học hiện đại, trong tỏi có chứa chất oxy hóa mạnh, có thể tiêu diệt vi rút, kháng khuẩn nên chữa cảm lạnh, cảm cúm rất tốt. Bạn có thể dùng cách trị cảm lạnh này ngay khi có những dấu hiệu đầu tiên của bệnh. Để chữa cảm lạnh, bạn dùng tỏi tươi bóc vỏ, giã nát rồi ngửi nhiều lần, sau đó pha phần tỏi giã nát với nước và uống. Ngoài ra, bạn có thể thái lát tỏi, ngâm trong giấm khoảng 30 ngày, rồi ngậm lát tỏi trong miệng từ 10 đến 15 phút mỗi ngày.
Lưu ý: Thuốc kháng sinh không có tác dụng gì với vi-rút, vì vậy cho bé uống thuốc khi cảm lạnh là điều không cần thiết mà hãy để cho hệ thống miễn dịch của bé thực hiện điều đó. Nên nhớ không được cho bé uống thuốc một cách tùy tiện nếu không có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ đưa ra một lời khuyên về sức khỏe cộng đồng năm 2008 cảnh báo những mối nguy hiểm từ tác dụng phụ có thể đe dọa đến tính mạng khi sử dụng thuốc bừa bãi ở trẻ em dưới 2 tuổi. Ngoài ra, bác sĩ còn khuyên không nên sử dụng thuốc giảm ho vì ho đóng vai trò quan trọng trong việc làm sạch đường hô hấp của bé (hãy gặp bác sĩ nếu những cơn ho là gián đoạn giấc ngủ của bé). Nếu bé bị sốt, mẹ có thể cho bé uống một số loại thuốc như acetaminophen cho trẻ em (Tylenol). Không bao giờ sử dụng aspirin vì thuốc này có thể gây ra hội chứng Reye ảnh hưởng nghiêm trọng đến bé.