Các món ăn chữa bệnh đái dầm cho trẻ em cực kỳ hiệu quả: Chứng đái dầm là rối loạn thói quen thường gặp nhất ở trẻ nhỏ. Chứng bệnh này thường xảy ra vào ban đêm. Ở tuổi lên 5, đa số trẻ em đã biết giữ được mình khô ráo cả ban ngày lẫn ban đêm. Nhưng nếu khi lên 7 tuổi mà trẻ vẫn bị đái dầm thì có thể coi là bất thường và có thể do trẻ bị căng thẳng về mặt tâm lý tình cảm. Tình hình sẽ trở nên tốt hơn nếu trẻ hết căng thẳng.
1. Các món ăn chữa bệnh đái dầm cho trẻ em cực kỳ hiệu quả
Theo đông y, trẻ đái dầm là do thận khí chậm phát triển, bị hư hàn hoặc bàng quang có nhiệt gây ra. Để chữa bệnh đái dầm ở trẻ em một cách “triệt để”, bên cạnh việc dùng các phương pháp Tây y, mẹ nên quan tâm tới chế độ ăn của trẻ bằng việc bổ sung các món ăn bổ dưỡng sau vào thực đơn hàng ngày. Đó cũng là một cách điều trị chứng đái dầm ở trẻ vô cùng hiệu quả mà saigon-ict.edu.vn sẽ đề cập dưới đây:
Cháo long nhãn: long nhãn 20g + gạo 50g + đường phèn 10g. Gạo xay hạt nhỏ rồi nấu thành cháo. Đổ long nhãn đã thái nhỏ và đường vào quấy đều cho đến khi cháo sôi. Ngày ăn một lần vào buổi sáng, liên tục từ 7-10 ngày
Cháo quả vải: 15 quả vải + 50g gạo + 100g cật lợn. Gạo xay nhỏ đem nấu cháo. Cật lợn rửa sạch, thái nhỏ, ướp gia vị và xào chín. Vải bóc lấy cùi thái nhỏ. Khi cháo chín cho vải và cật lợn vào quấy đều. Cho trẻ ăn từ 5-7 ngày, mỗi ngày 1 lần vào buổi sáng.
Cháo tôm: 150g tôm + 100g rau hẹ tươi + 50g gạo. Gạo xay nhỏ để ninh cháo. Tôm làm sạch, bóc vỏ, nhúng qua nước sôi rồi thái nhỏ, đem xào chín với gia vị. Rau hẹ rửa sạch thái từng đoạn nhỏ. Lúc cháo chín cho tôm và rau hẹ vào khuấy đều tới khi cháo sôi lại. Ăn mỗi ngày 1 lần vào buổi sáng lúc đói, trong vòng 7-10 ngày.
Cháo thịt dê: 10g thịt dê + 50g gạo + 20g hạt sen. Gạo và hạt sen xay nhỏ cho vào nồi nấu thành cháo. Thịt dê rửa sạch, thái nhỏ xào chín, nêm nếm gia vị vừa đủ. Cháo chín cho thịt dê vào khuấy đều, đợi đến khi sôi lại. Ăn liền từ 7 – 10 ngày , mỗi ngày 1 lần vào buổi sáng lúc đói.
Tim heo hầm: 1 quả tim heo + tua sen, hạt sen, khiếm thực, táo đỏ (mỗi loại 10-20g) Tim heo bổ đôi, làm sạch gân trắng, nhồi các vị còn lại vào, thêm gừng, hành tiêu, gia vị vừa đủ rồi khâu vào. Đem ninh thật nhừ. Cho trẻ ăn món này giúp kiện tỳ dưỡng tâm ích thận, trị chứng đái dầm.
Chè hạt sen đậu đen: hạt sen + đậu đen+ đậu đỏ + đường + vỏ quýt. Cho tất cả vào nồi nấu chè. Món này có tác dụng bổ tỳ thận, chữa đái dầm hiệu quả
Củ sen hầm xương dê: Củ sen + xương dê+ gừng, hành + gia vị. Nguyên liệu rửa sạch rồi đem hầm nhừ. Món nầy rất tốt cho trẻ bị mơ màng tiểu dầm.
Canh hẹ nấu óc heo: Óc heo + canh hẹ + đậu phụ + gừng + hành. Đem rửa sạch rồi cho vào nấu canh, nêm gia vị vừa đủ, thích hợp với trẻ tâm thận yêu hay mơ tiểu dầm.
Súp cà rốt dạ dày heo: Khoai tây + cà rốt + dạ dày heo + gừng + hành. Rửa sạch nguyên liệu, đem hầm, cho gia vị đậm đà. Món ăn này chữa tiểu dầm và giúp trẻ ăn ngon hơn.
Nộm thịt vịt: Thịt vịt + ngó sen + cà rốt + bắp cải + lạc rang. Thịt vịt luộc, xé nhỏ,sau đó cho ngó sen, cà rốt, bắp cải vào trộn đều. Rắc lạc rang lên trên. Món này cho trẻ ăn giúp trị chứng mơ màng tiểu dầm hiệu quả
Ngoài các món ăn bổ dưỡng trên, mỗi ngày nên trẻ ăn các loại rau củ quả như: hoa thiên lý, rau nhút, đậu đen, củ kiệu, hoa bí, bầu; các loại trái cây: táo, nhãn, dâu tây, na, sầu riêng, các loại hạt đậu, mộc nhĩ, nấm hương,… Không nên cho trẻ ăn các loại quả có tính axit như: cam, quýt, xoài,…
2. Các thực phẩm cần tránh
Me không nên cho trẻ ăn các thực phẩm sau để tránh bệnh đái dầm ở trẻ em kéo dài:
– Không ăn các thực phẩm chứa nhiều nước vào buổi tối như: bún, cháo, súp, canh.
– Kiêng các món có đồ cay: vị cay có thể gây kích thích bàng quang, khiến trẻ không tự chủ được khi tè dầm.
– Các loại quả cam, quýt, dứa, xoài chứa axit cũng là một chất khiến bàng quang hoạt động nhiều hơn.
– Các thức ăn lợi tiểu như cà, măng, rau diếp cá, khổ qua, lô hội cũng cần hạn chế ăn.
– Không cho trẻ ăn đồ ăn mặn nhất là vào buổi tối, dễ khiến trẻ khát nước, cơ thể cần bổ sung nhiều nước, làm đêm trẻ tè dầm.
Biện pháp mặt tâm lý: Đái dầm ở trẻ em thường khiến trẻ cảm thấy mặc cảm. Vì vậy mẹ cần chú ý không để trẻ cảm thấy tự ti. Mẹ không nên quát mắng hay trách móc, phê phán bé những câu đại loại như “lớn rồi mà vẫn tè dầm”. Hãy giải thích bé về hiện tượng bình thường này, nó sẽ nhanh hết khi bé lớn và hầu như trẻ nào cũng bị như vậy. Đặc biệt không kể với người khác để tránh trường hợp bé bị mọi người trêu chọc sẽ khiến bé mặc cảm và ảnh hưởng không tốt tới tâm hồn của bé. Khi bé giảm lượng tè dầm, mẹ nên khen ngợi bé có tiến bộ. Mẹ có thể lập một quyển sổ ghi lại những lần bé tè dầm, để tiện theo dõi và cho bé xem “thành quả” của chính mình. Buổi sáng, mẹ hãy khuyến khích bé tự dọn chăn của mình để bé vừa cảm thấy trách nhiệm với việc của mình vừa rèn cho bé khả năng tự lập.
Thực tế, các bậc cha mẹ nếu thấy con mình có những biểu hiện của chứng này thì nên đưa trẻ đi khám về thân thể trước xem có phải vì nguyên nhân về mặt sinh lý không. Rồi sau đó mới đưa đến gặp bác sĩ tâm lý để có phương pháp trị liệu. Điều quan trọng nhất vẫn là sự quan tâm của bố mẹ đối với trẻ; nên giúp đỡ trẻ qua những lúc khó khăn, đừng trừng phạt trẻ; không nên đổ lỗi cho trẻ, mà ngược lại nên giúp trẻ hiểu biết, có trách nhiệm để có thể làm được những gì cần phải tự làm. Nếu trẻ cố gắng thức giấc, tự đi tiểu, hay đêm nào không bị đái dầm, thì nên khen ngợi. Phương pháp này có thể giúp trẻ khỏi hẳn đái dầm, tỉ lệ lên đến 25% và giúp trẻ thêm tiến bộ tự kiểm soát được đái dầm khoảng 75%. Chúc các mẹ sẽ thành công với cách chữa đái dầm cho trẻ em được saigon-ict.edu.vn chia sẻ trên đây nhé!