Mách bạn các bước sơ cứu vết bỏng an toàn đúng cách ngay tại nhà cho bé dưới đây sẽ giúp các bé tránh khỏi tình trạng bị sẹo xấu sau khi vết thương lành, đồng thời giảm đau, tránh nhiễm trùng vết thương hiệu quả nhất. Khi bị bỏng, trẻ thường cảm thấy đau rát, với những vết thương ở những vị trí dễ thấy còn khiến trẻ lo sợ “xấu”. Chính vì vậy, cha mẹ cần biết sơ cứu đúng cách để vết bỏng mau chóng phục hồi, ít để lại sẹo nhé. Nào hãy tham khảo bài viết này của saigon-ict.edu.vn nhé.
Khi trẻ bị bỏng, cha mẹ không nên làm gì?
Ba mẹ không nên áp dụng những phương pháp sơ cứu vết thương không đúng như đắp bùn non, rửa vết thương bằng nước mắm, bôi kem đánh răng, v..v.. Những kiểu sơ cấp cứu này sẽ gây biến chứng nặng nề cho vết thương, gây nhiễm trùng vết bỏng và khó điều trị.
Các bước sơ cấp cứu vết bỏng cho trẻ
- Đưa ngay bé ra khỏi nguồn gây bỏng, an ủi động viên bé để tránh bé giãy giụa khiến vết bỏng lan nhanh.
- Mở vòi nước chảy nhẹ, chầm chậm rửa sạch vết bỏng. Nước có thể làm dịu ngay vết bỏng, giúp da không bị phồng rộp.
- Nếu bé bị bỏng nhẹ và diện tích vết bỏng hẹp, trực tiếp rửa sạch vết bỏng dưới vòi nước. Trong trường hợp vết bỏng bị phồng rộp, dùng gạc quấn nhẹ và không thoa bất cứ thứ gì lên vết bỏng. Vết bỏng nhẹ có thể được điều trị ngay tại nhà.
3. Nếu bé bị bỏng nặng, sâu và diện tích vết bỏng to, lan rộng trên da, điều đầu tiên cần làm là cắt bỏ quần áo của bé để lộ phần vết bỏng ra. Những vết bỏng khô và dính chặt quần áo với da thì không nên cố gắng lột bỏ. Ngâm người bé vào nước lạnh hoặc dùng khăn ướt đắp ngay lên vết bỏng để làm dịu da
4. Nếu bé bị bỏng hoá chất, khi rửa vết thương cần chú ý để tránh cho nước làm hoá chất lan rộng ra phần da khác. Sau khi đã làm mát vết bỏng, đắp hở một miếng gạc lên vết bỏng để tránh vết bỏng bị nhiễm trùng.
Khi trẻ bị bỏng, cần lưu ý gì?
- Nếu bé bị bỏng lửa thì không để bé chạy ra ngoài vì dễ làm ngọn lửa bùng to hơn. Cần ngay lập tức dùng nước hoặc tấm chăn lớn dập lửa trên người bé.
- Nếu bé bị bỏng do điện giật, diện tích vết bỏng khá nhỏ nhưng độ bỏng sâu.
- Các trường hợp bỏng nặng, bỏng sâu, diện tích bỏng lan rộng,… phải đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra ngay sau khi được sơ cấp cứu.
Trẻ nhỏ hiếu động rất dễ bị các vết bỏng nước sôi, bỏng dầu ăn, bỏng bô xe… Chính vì vậy cha mẹ cần chú ý đến con để tránh tai nạn xảy ra. Khi xảy ra tại nạn, cha mẹ cần bình tĩnh sơ cứu vết bỏng, an ủi động viên tinh thần con yêu và chữa trị vết bỏng hợp lý nhé. saigon-ict.edu.vn chúc các bé mau khỏi bỏng.