Bệnh suy hô hấp ở trẻ sơ sinh là gì? Cách điều trị thế nào? Trẻ suy hô hấp có biểu hiện triệu chứng lúc sinh hoặc vài giờ sau sinh: thở nhanh (trên 60 lần/phút), thở rên, rút lõm ngực, tím tái (do thiếu ôxy máu), phập phồng cánh mũi cũng là dấu hiệu suy hô hấp. Trẻ dần dần đuối sức, dẫn đến nhịp thở chậm lại và ngưng thở.
Suy hô hấp ở trẻ sơ sinh là gì?
Suy hô hấp là hội chứng ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng hô hấp của trẻ, do đó việc đầu tiên khi điều trị bệnh là thông đường thở cho trẻ, nhất là đối với trẻ suy thở do sặc sữa hoặc sặc đờm dãi. Bạn có thể sử dụng tay quấn vải hoặc các dụng cụ y tế chuyên dụng đề lau khô sạch miệng và họng của trẻ. Nhanh chóng hút mũi cho trẻ. Do trẻ vừa mới sinh còn bé và sức khỏe yếu, sức đề kháng chưa tốt, đặc biệt là trẻ sinh non. Vì vậy tất cả các hành động phải làm nhanh và nhẹ nhàng, tránh làm tổn thương niêm mạc miệng của trẻ.
Hội chứng suy hô hấp thường gặp ở trẻ sơ sinh non tháng, số tuần tuổi của trẻ càng thiếu thì nguy cơ này càng tăng. Đây là một triệu chứng rất nguy hiểm cho tính mạng của trẻ nên cần được chẩn đoán sớm và can thiệp kịp thời.
Phân loại suy hô hấp và suy hô hấp cấp:
Suy hô hấp có thể là cấp tính hoặc mạn tính. Biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân (BN) bị suy hô hấp cấp hoặc suy hô hấp mạn thường khác nhau hoàn toàn. Trong khi suy hô hấp cấp được đặc trưng bởi những rối loạn về nội môi (khí máu, kiềm toan…) đe dọa tính mạng thì suy hô hấp mạn thường kín đáo, có vẻ chịu được, thậm chí có thể không có biểu hiện trên lâm sàng. Sau đây chỉ đề cập đến suy hô hấp cấp, là một trong những cấp cứu thường gặp nhất tại các khoa phòng trong bệnh viện.
Quá trình hô hấp được chia thành hai giai đoạn. Ở giai đoạn hô hấp ngoài, oxy sẽ được thông khí đưa vào trong phế nang, rồi khuếch tán qua màng phế nang mao mạch vào máu, ngược lại cacbonic từ máu khuếch tán qua màng phế nang mao mạch để vào phế nang, rồi lại được thông khí đưa ra ngoài.
Ở giai đoạn hô hấp trong, oxy tiếp tục được hồng cầu vận chuyển theo hệ thống động mạch – mao mạch dẫn đến mô, rồi khuếch tán vào tế bào; ngược lại cacbonic được khuếch tán từ tế bào vào máu, rồi lại được hồng cầu vận chuyển theo hệ thống mao mạch – tĩnh mạch về tuần hoàn phổi. Quá trình đó còn gọi là quá trình trao đổi khí giữa mô tế bào và môi trường. Do chưa thể khảo sát được khí trong tế bào nên trên thực tế quá trình hô hấp được coi là trao đổi khí giữa máu và môi trường.
Cơ quan hô hấp bao gồm bơm hô hấp (trung tâm hô hấp, hệ thống dẫn truyền thần kinh, cơ hô hấp và khung xương thành ngực) giúp cho quá trình thông khí (đưa không khí đi vào và đi ra khỏi phế nang) và đơn vị hô hấp (phế nang, mao mạch phổi, đường dẫn khí) nơi trực tiếp xảy ra quá trình trao đổi khí.
Suy hô hấp cấp được định nghĩa là tình trạng cơ quan hô hấp đột nhiên không bảo đảm được chức năng trao đổi khí, gây ra thiếu oxy máu, có hoặc không có kèm theo tăng cacbonic (CO2) máu, được biểu hiện qua kết quả đo khí máu động mạch.
Triệu chứng của bệnh suy hô hấp:
Trẻ bị suy hô hấp có biểu hiện triệu chứng lúc sinh hoặc vài giờ sau sinh: thở nhanh (trên 60 lần/phút), thở rên, rút lõm ngực, tím tái (do thiếu ôxy máu), phập phồng cánh mũi cũng là dấu hiệu suy hô hấp. Trẻ dần dần đuối sức, dẫn đến nhịp thở chậm lại và ngưng thở. Dưới đây là những triệu chứng thường gặp của bệnh suy hô hấp các mẹ có thể tham khảo:
- Khó thở: Là triệu chứng chủ quan cảm giác không thoải mái khi thở, cảm giác này tăng lên do bất kỳ hoạt động thể lực nào. Cần thiết phải theo dõi mức độ hoạt động gây lên khó thở làm cơ sở đánh giá kết quả điều trị. Khó thở do phổi có thể do các rối loạn đường thở, nhu mô phổi, màng phổi, cơ hô hấp hay do thành ngực. Các rối loạn ngoài phổi gồm bệnh tim, sốc, thiếu máu, các tình trạng tăng chuyển hóa và lo lắng. Khó thở về đêm kịch phát và khó thở nằm, thường do suy giảm chức năng thất trái nhưng cũng có thể thấy trong cơn hen, hít sặc, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.
- Khó thở đứng: Là khó thở trong tư thế đứng và dịu đi khi nằm. Triệu chứng ít gặp này thường gây ra bởi có nối tắt trong tim từ phải qua trái hay có nối tắt mạch phổi của máu tĩnh mạch.
- Ho dai dẳng: Luôn phải coi là bất thường. Phản xạ ho có thể khởi phát bởi kích thích các cơ quan nhận cảm khu trú ở đường khí phế quản, đường hô hấp trên và những nơi khác như ở các xoang, ống tai, màng phổi, màng ngoài tim, thực quản, dạ dầy và cơ hoành. Ho dai dẳng, mạn tính thường do hút thuốc, hen hay bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Ho cũng có thể do thuốc gây ra( Ức chế men chuyển đổi angiotensin), do bệnh tim, các tác nhân nghề nghiệp, các yếu tố tâm thần. Có thể gặp những trường hợp ho dai dẳng mà tiền sử, thăm khám, chụp XQ lồng ngực, các thử nghiệm chức năng phổi không cho thấy một nguyên nhân đặc biệt nào. Những trường hợp này nguyên nhân thường là do viêm xoang xuất tiết dịch nhầy chảy sau mũi vào đường hô hấp, do hen không phát hiện ra, do trào ngược dạ dầy thực quản, do viên phế quản hay giãn phế quản. Các biến chứng của ho dữ dội gồm co thắt phế quản, nôn mửa, són tiểu và đôi khi ngất.
- Thở rít: Là tiếng rít trong khi thở gây ra bởi dòng khí thác loạn đi qua đường thở bên trên bị hẹp lại. Thở rít khi hít vào gợi ý cho thấy có tác nghẽn ngoài lồng ngực còn thở rít khi thở ra chỉ cho ta thấy có tắc nghẽn đường thở trong nồng ngực. Thở rít khi hít vào và thở ra cùng với nhau gợi cho ta thấy có tắc nghẽn cố định ở nơi nào đó trong đường thở phía trên. Ngáy là tiếng thở vào do rung động thanh hầu khi ngủ.
- Thở khò khè: Là các tiếng liên tục gây ra bởi dòng khí thác loạn qua các đường khí trong lồng ngực. Hầu hết xong không phải là tất cả, cho rằng thở khò khè là do hen. Thở khò khè có thể kèm theo cảm giác bó chặt lồng ngực, một cảm giác không đặc hiệu do thở phải gắng sức do co thắt phế quản.
- Ho ra máu: Là sự khạc ra máu hay ra đờm lẫn máu, là chỉ điểm đầu tiên của bệnh phổi phế quản nghiêm trọng, phải phân biệt với nôn ra máu và chảy máu đường mũi họng. Viêm phế quản và giãn phế quản tuy là nguyên nhân thường gặp nhất của ho ra máu nhưng phải loại trừ nguyên nhân do ung thư. Ho ra máu nhiều được định nghĩa là ho ra máu với khối lượng 200 – 600 ml trong 24 giờ, thường do giãn phế quản, lao (đặc biệt từ phình mạch Rasmussen trong hang lao), u nấm và các bệnh nung mủ mạn tính của nhu mô phổi. Ho ra máu ít tự giới hạn được, đôi khi xẩy ra khi ho mạnh kèm theo nhiễm khuẩn đường hô hấp trên hay dưới.
Nguyên nhân suy hô hấp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ:
- Di truyền: Ở một bà mẹ từng sinh con non tháng bị suy hô hấp, nguy cơ này ở lần sinh sau lên đến 90%. Căn bệnh suy hô hấp sơ sinh chiếm tỷ lệ cao ở người da trắng; trẻ nam dễ bị và bị nặng hơn trẻ nữ (vì androgen ức chế việc sản xuất surfactant).
- Mẹ bị tiểu đường: Mức đường huyết cao của mẹ khiến hàm lượng insulin của thai cao hơn bình thường. Insulin kìm hãm sự trưởng thành tế bào phế nang sản xuất surfactan, khiến tỷ lệ sinh con suy hô hấp của các bà mẹ tiểu đường cao gấp 6 lần những phụ nữ khác.
- Tổn thương chu sinh: Ngạt và xuất huyết trước sinh làm tăng nguy cơ suy hô hấp. Tình trạng thiếu ôxy máu và axit máu, tụt huyết áp sẽ ức chế sự tổng hợp surfactant, phá hủy tế bào phế nang chuyên làm nhiệm vụ trao đổi khí và mao mạch phổi, dẫn đến phù phổi, suy giảm chức năng surfactant. Ngoài ra, trẻ bị hạ thân nhiệt khi sinh cũng gây thiếu ôxy máu và axit máu, ức chế chức năng surfactant.
- Sinh mổ: Quá trình chuyển dạ phóng thích các hoóc môn nhóm catecholamin và steroid, kích thích sản xuất và phóng thích surfactant, dẫn đến tăng tái hấp thu dịch phổi qua hệ bạch huyết phổi. Nếu được sinh mổ lúc bà mẹ chưa chuyển dạ, trẻ dễ bị thiếu surfactant và có lượng dịch trong phổi cao.
Điều trị suy hô hấp ở trẻ sơ sinh như thế nào?
Nguyên tắc chung trong quá trình điều trị suy hô hấp ở trẻ là dùng surfactant thay thế, đảm bảo tốt thông khí và oxy máu, duy trì khả năng chuyên chở oxy, có thể hỗ trợ cho trẻ thở bằng bình ôxy. Ngoài ra, cần cung cấp đủ năng lượng, điều trị các nguyên nhân gây ra suy hô hấp, áp dụng các phương pháp hỗ trợ như bảo vệ thân nhiệt, dinh dưỡng, hỗ trợ tuần hoàn và điều trị nhiễm trùng cho trẻ.
Suy hô hấp là hội chứng ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng hô hấp của trẻ, do đó việc đầu tiên khi điều trị bệnh là thông đường thở cho trẻ, nhất là đối với trẻ suy thở do sặc sữa hoặc sặc đờm dãi. Bạn có thể sử dụng tay quấn vải hoặc các dụng cụ y tế chuyên dụng đề lau khô sạch miệng và họng của trẻ. Nhanh chóng hút mũi cho trẻ. Do trẻ vừa mới sinh còn bé và sức khỏe yếu, sức đề kháng chưa tốt, đặc biệt là trẻ sinh non. Vì vậy tất cả các hành động phải làm nhanh và nhẹ nhàng, tránh làm tổn thương niêm mạc miệng của trẻ.
Nếu trẻ đã rơi vào trạng thái hôn mê, cần hút đờm nhớt, ngửa đầu, nâng cằm trẻ, đặt ống thông miệng hầu. Trong điều trị các triệu chứng, bác sĩ thường dùng thủ thuật Heimlich (là thủ thuật dùng để cấp cứu khi có dị vật lọt vào choán gần hết diện tích của đường thở) với trẻ trên 2 tuổi, ấn ngực vỗ lưng với trẻ dưới 2 tuổi. Ngoài ra có thể sử dụng khí dung Adrenaline 1%, Dexamethasone để điều trị giúp lưu thông khí tốt hơn.
Khi trẻ bị suy hô hấp, lượng oxy bị thiếu hụt nghiêm trọng do đó cần kịp thời cung cấp oxy cho trẻ. Khi trẻ có các biểu hiện như tím tái hoặc thở co lõm ngực nặng, thở nhanh trên 70 lần/phút bạn có thể cung cấp Oxygen cannula 30-40 % cho trẻ với liều lượng là 0.5-3 l/ph, hoặc 1-6 l/ph tùy thuộc vào độ tuổi và chỉ định của bác sĩ.
Sử dụng tới bình oxy để hỗ trợ thở cho trẻ suy hô hấp: Nếu bệnh nhân ngừng thở hoặc thở không tốt có thể sử dụng đến bóng Mask ở nội khí quản giúp bệnh nhân thở tốt hơn. Sử dụng tới bình oxy để hỗ trợ thở cho trẻ suy hô hấp, thở bằng phương pháp CPAP nếu trẻ có một số bệnh lý về phổi như viêm phổi, phù nặng, bệnh viêm màng trong… Chú ý nếu trẻ bị số cao trên 38 độ C cần phải giảm lượng tiêu thụ oxygen để tránh phát một số bệnh liên quan tới não, thần kinh và tim mạch. Duy trì cung lượng tim đầy đủ bằng dịch truyền, thuốc tăng co bóp tim…
Phòng ngừa viêm nhiễm trùng cho trẻ khi mắc suy hô hấp cần đặc biệt quan tâm. Nguyên nhân là do nếu trẻ mắc viêm nhiễm trong quá trình điều trị, hiệu quả điều trị sẽ không cao, trẻ dễ có khả năng bị tái phát bệnh và điều trị lần sau sẽ vô cùng khó khăn. Do đó các dụng cụ hô hấp, các dụng cụ khác như hút đờm, nội khí quản phải được vô trùng tuyệt đối. Cha mẹ nên chú ý khi trẻ có các triệu chứng suy hô hấp cần đưa trẻ tới ngay bệnh viện để được thăm khám và cấp cứu kịp thời.
Tóm lại: Bệnh suy hô hấp cấp ở trẻ sơ sinh nguyên nhân và cách điều trị một cách khoa học đúng đắn nhất giúp mẹ hạn chế tình trạng bệnh của trẻ. Bệnh suy hô hấp cấp là một trong những bệnh mang đến nguy cơ tử vong hàng đầu cho trẻ, có nhiều nguyên nhân dẫn đến suy hô hấp ở trẻ sơ sinh nên các mẹ phải có dấu hiệu nhận biết cũng như cách chăm sóc điều trị tốt nhất giúp trẻ hoàn toàn giảm nguy cơ của bệnh. Hy vọng những thông tin về bệnh suy hô hấp cấp ở trẻ sơ sinh đã được saigon-ict.edu.vn chia sẻ trên đây sẽ giúp các mẹ có thêm nhiều thông tin bổ ích. đừng quên truy cập website saigon-ict.edu.vn để cập nhật thêm các cách chăm sóc bé cũng như các thông tin khác nhé!