Có nhiều cách để đo lường sức mạnh của một khối động cơ của xe hơi, xe máy lẫn máy lạnh,… Vậy có phải một chiếc xe 100 mã lực có sức mạnh bằng 100 con ngựa? Câu trả lời là Không. Chi tiết hơn, mời bên dưới.
Mã lực là gì?
Mã lực là một đơn vị đo lường để đo công suất, một cách đơn giản dễ hiểu là tốc độ hoàn thành một công việc. Thí dụ như bạn đang đẩy một vật nặng từ đầu dốc lên đỉnh dốc, thì công suất ở đây là tốc độ bạn hoàn thành điều đó.
Thuật ngữ công suất được đề ra bởi kỹ sư người Scotland Jame Watt để so sánh sức mạnh của động cơ hơi nước so với sức mạnh của những con ngựa. Sau này nó được mở rộng ra để áp dụng cho sức mạnh dầu ra của các động cơ piston dùng cho xe hơi, động cơ turbines, mô tơ điện và nhiều loại máy móc khác.
Vậy 1 mã lực có bằng 1 con ngựa?
Nhiều người cho rằng mã lực bằng sức mạnh tối đa của một con ngựa tạo ra. Tuy nhiên, đây lại là một nhận định sai lầm. Qua đo đạc, người ta khẳng định một con ngựa có thể sản sinh ra được công sức tối đa lên tới 14,9 mã lực. Cho dễ so sánh, 1 người bình thường có khả năng sản sinh ra sức mạnh tối đa 5 mã lực.
Còn theo quy định của James Watt thì mã lực tương đương với một lượng năng lượng mà một con ngựa có thể duy trì được trong một khoảng thời gian. Tuy nhiên, cho tới hiện tại có một vài biến thể của khái niệm mã lực.
Định nghĩa mã lực theo những cách khác nhau
Khác với các đại lượng đo lường khác, định nghĩa chính xác của mã lực có thể phụ thuộc vào từng vùng khu vực và lại tùy vào cách năng lượng được đo lường trong từng loại máy móc cụ thể.
Định nghĩa mã lực của James Watt đề xuất được gọi là mã lực cơ khí (còn gọi là imperial horsepower) và xấp xỉ bằng 745,7 Watt. Tuy nhiên còn có một “mã lực” khác gọi là Pferdestarke (còn gọi là PS hay metric horsepower), cũng dựa trên phép đo tương tự của James Watt nhưng được phát triển tại Đức và tương đương với 735,5 Watt.
Mã lực của động cơ điện lại tương đương với 746 Watt. Mã lực của nồi hơi nước lại khác và 1 mã lực của nồi hơi nước tương đương với tận 9810 Watt.
Cho anh em nào thắc mắc ở đâu ra con số 745,7 nói trên. Công suất của một cỗ máy theo James Watt được định nghĩa là Công cần thiết để nâng 1 khối lượng lên cao 1 mét trong thời gian 1 giây, ngắn gọn là 1 mã lực = 75 kg⋅m/s. Tại nhiều nước châu Âu vẫn sử dụng cách tính này. Tại Mỹ vẫn áp dụng cách tính này, tuy nhiên do người ta sử dụng đơn vị Pound và Foot nên nó sẽ được định nghĩa bằng 33.000 ft⋅lbf/min. Lại nói thêm rằng cả 2 cách tính này để dựa trên chọn giá trị của gia tốc hấp dẫn g = 9.80665/2. Còn nếu ở một hấp dẫn khác, thí dụ như trên Mặt Trăng thì 1 mã lực chỉ bằng có 1/6 so với dưới Trái Đất.
Một vài lưu ý
Riêng lĩnh vực xe hơi lại có sự khác nhau khi các hãng xe ở các nước khác nhau đo lường mã lực. Tại Anh, người ta thường đo sức mạnh động cơ bằng brake horsepower, viết tắt là bhp. Trong khi đó, tại Mỹ lại thích tính công suất động cơ xe bằng mã lực hp.
Mặt khác, nãy giờ chúng ta đang nói chủ yếu tới mã lực của động cơ sản sinh ra. Tuy nhiên, khi lắp một động cơ công suất 100 mã lực lên một chiếc xe thì qua nhiều hệ thống dẫn động, công suất thực khi ra tới bánh xe không còn được như vậy nữa. Anh em coi thêm ở đây sẽ rõ.