Trẻ có cơ địa dễ bị dị ứng mẹ phải làm gì để đảm bảo an toàn cho bé? Thông thường tình trạng dị ứng này ở trẻ thường có những biểu hiện như ngứa ngáy, phát ban khắp người, thở khò khè, có những bố mẹ chủ quan hoặc không phát hiện sớm bệnh tình của con mình nên cứ để lặp đi lặp lại nhiều lần. Khi con trẻ có cơ địa nhạy cảm và rất dễ bị dị ứng với bất kì thứ gì, có thể là lông động vật, thức ăn, vết cắn côn trùng, mối mọt nấm mốc, nơi ẩm thấp,…thì phụ huynh cần phải sớm có phương án xử trí đúng đắn nhằm bảo vệ sự an toàn tuyệt đối cho sức khỏe con yêu trong giai đoạn phát triển đầu đời.
Đầu tiên, mẹ cần hiểu rõ bệnh dị ứng ở trẻ thường liên quan tới hệ thống miễn dịch. Khi bị dị ứng trẻ thường có những biểu hiện như hắt hơi, ngứa, phát ban mạn tính, thở khò khè. Nếu dị ứng nặng còn có thể đe dọa tới tính mạng của bé như sốc phản vệ, hen suyễn.
Trẻ em có cơ địa dễ bị dị ứng sẽ xuất hiện các biểu hiện khi chúng tiếp xúc với dị vật và chúng xâm nhập vào cơ thể của trẻ hoặc đơn giản chỉ là tiếp xúc qua da. Dị ứng thường mang tính di truyền, nếu bố hoặc mẹ có dị ứng thì nhiều khả năng con cái cũng bị dị ứng.
1. Để bảo vệ trẻ nhạy cảm có cơ địa bị dị ứng các mẹ cần phải làm gì?
- Đầu tiên mẹ phải giữ con tránh xa khỏi tác nhân gây dị ứng để đảm bảo cho con một môi trường an toàn. Tiếp theo nếu trong trường hợp chẳng may trẻ bị dị ứng thì mẹ nên làm gì?
- Thực tế, trên thị trường có thuốc dị ứng cho con nhưng bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về đơn thuốc. Bác sĩ sẽ kê toa kháng histamines hoặc thuốc xịt mũi steroid cho bé. Nhưng các thuốc này thường không sử dụng cho trẻ dưới 6 tháng.
- Trong trường hợp dị ứng nặng, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định tiêm thuốc chống dị ứng cho trẻ. Nhưng thường tiêm thuốc phải đợi bé hơn 4-6 tuổi. Thuốc chống dị ứng là liều nhỏ các tác nhân dị ứng giúp cơ thể bé làm quen dần với chất này. Tiêm đều đặn hàng tuần trong khoảng 4-6 tháng để cho cơ thể bé luyện chịu đựng với các tác nhân dị ứng. Bác sĩ sẽ là người xem xét và quyết định thời gian điều trị phù hợp cho bé.
2. Các tác nhân nào khiến trẻ sơ sinh bị dị ứng?
Nếu bạn nhận thấy con mình có cơ địa nhạy cảm dễ bị dị ứng thì cần tìm hiểu rõ thứ gì khiến bé bị như vậy. Mỗi một người lại có các nguyên nhân dị ứng khác nhau, tuy nhiên phổ biến nhất là:
- Nọc độc từ vết côn trùng
- Da và lông của các loài động vật như mèo, chó, ngựa và thỏ
- Một số loại thức ăn như lạc, tôm biển, hải sản,…
- Mối mọt ở các đồ gỗ, thảm
- Ẩm mốc trong nhà hoặc ngoài trời
- Phấn hoa từ cây cối, cỏ dại, cây cảnh trong nhà.
Nếu điều tra mà vẫn không đem lại kết quả gì thì hãy đưa bé tới bác sĩ. Bác sĩ khám cho bé sẽ thử máu để kiểm tra lượng kháng thể IgE và đưa ra một số câu hỏi. Tuy nhiên, đôi khi xét nghiệm máu không đưa ra kết quả chính xác như xét nghiệm trên da.
Khi làm xét nghiệm trên da, bác sĩ sẽ bôi một lượng nhỏ tác nhân dị ứng lên da bé. Nếu trẻ bị dị ứng với chất nào thì vùng da đó sẽ bị nổi mẩn lên như vết muỗi cắn. Đối với trẻ sơ sinh thường có phản ứng nhẹ với tác nhân gây dị ứng nên phương pháp này thường hiệu quả và khuyến khích sử dụng.
Một điều đáng chú ý là, kết quả dị ứng của con có thể thay đổi khi bé lớn. Bởi vậy, mẹ nên chú ý quan sát với những trẻ có cơ địa dị ứng. Một số trẻ có kết quả âm tính với những vật gây dị ứng chỉ sau 6-12 tháng.
Chúng tôi vừa cung cấp tới mẹ những kiến thức liên quan tới tình trạng bệnh dị ứng cơ địa ở trẻ nhỏ, các ông bố bà mẹ quan tâm nên tìm hiểu thật kĩ nội dung này vì biết đâu con yêu sẽ gặp phải một số biến chứng dị ứng bất lợi khác như đã nêu trên đây. Sau khi nắm vững kĩ năng chăm sóc, xử trí bệnh ở con trẻ, tin tưởng rằng con của mẹ sẽ được bảo vệ an toàn tuyệt đối dù trong bất kì hoàn cảnh nào. saigon-ict.edu.vn chúc các mẹ nuôi con khỏe-dạy con ngoan và đừng quên chia sẻ bài viết này cho nhiều mẹ khác cùng biết nhé!