Phương pháp khởi phát chuyển dạ và những điều mẹ bầu cần lưu ý sẽ mang đến cho các mẹ bầu những thông tin cần biết nhất nếu muốn sử dụng phương pháp giúp chuyển dạ sinh con nhanh này. Thai phụ sử dụng phương pháp khởi phát chuyển dạ khi đã quá ngày sinh nhưng vẫn chưa có dấu hiệu chuyển dạ để sinh con. Đây là phương pháp rất hữu ích giúp bé chào đời đúng thời gian dự kiến sinh con. Tuy vậy, người mẹ cần cân nhắc việc khởi phát chuyển dạ có thật sự cần thiết không trong những trường hợp đặc biệt.
Hãy cùng saigon-ict.edu.vn tham khảo những thông tin liên quan đến phương pháp khởi phát chuyển dạ dưới đây nhé.
Khởi phát chuyển dạ hay giục sinh hoàn toàn có thể là một sự can thiệp cần thiết khi đứa bé cứ thích ở trong bụng mẹ dù đã đến lúc cần phải hòa mình vào cuộc sống mới. Tuy vậy, người mẹ cần cân nhắc việc khởi phát chuyển dạ có thật sự cần thiết không.
Cho dù đang rất cấp bách thì bạn cũng đừng ngại thẳng thắn hỏi bác sỹ và thể hiện thái độ mong muốn nhận được câu trả lời thành tâm của họ liệu là bạn có cần thiết 100% phải khởi phát chuyển dạ lúc này không?
Ngày dự sinh chỉ mang tính dự kiến
Ngày dự sinh đã được thông báo và thời hạn 40 tuần thai chỉ là ước tính. Đây là mức thời gian trung bình cho một chu trình mang thai. Thực tế là khi bạn phát hiện mình bị trễ kinh thì có khả năng thai của bạn đã được 4 tuần rồi mặc dù về mặt lý thuyết thì việc thụ thai chỉ có thể xảy ra 2 tuần trước đó. Sai sót này là do theo chu kỳ kinh nguyệt của mình thì bạn có thể đã rụng trứng 14 ngày trước hoặc sau đó. Vì vậy, giả định 40 tuần cần thêm/bớt 2 tuần là được.
Điều quan trọng lúc này là em bé khỏe mạnh và không có lý do gì để “thúc” em bé ra đời sớm. Trong trường hợp bạn bị suy thai và bạn đã quá ngày sinh thì bác sỹ cần theo dõi tình trạng của bạn một cách kỹ lưỡng.
Khi bạn sinh con so
Đặc biệt, việc khởi phát chuyển dạ cho thai phụ sinh con đầu lòng thường phải cân nhắc thật kĩ vì nó sẽ làm cho cả 2 mẹ con đều vất vả hơn. Nhiều người lần đầu tiên làm cha mẹ đã quyết định sử dụng khởi phát chuyển dạ một cách không cần thiết.
Các loại thuốc mà thai phụ được tiếp xúc thường gây ra các cơn co thắt rất mạnh nhưng lại không phải luôn luôn làm cho thai phụ lâm bồn “thực sự”. Phụ nữ có thể tạo ra những cơn co thắt mà không cần tiêm thuốc để tránh ảnh hưởng đến độ mở cửa mình. Thai phụ sẽ không được ăn bất cứ thứ gì khi bắt đầu có dấu hiệu sinh, vì vậy họ thường đói và khi họ được tiêm Pitocin, họ sẽ không được phép đi bộ, chỉ nằm lì trên giường mà như vậy sẽ kéo dài thời gian sinh con của họ hơn và họ sẽ thêm phần mệt mỏi cả tinh thần lẫn thể chất.
Khởi phát chuyển dạ tiềm ẩn rủi ro
Với những cơn co thắt không ngừng và sự mệt mỏi trước khi sinh sẽ làm cho một thai phụ đang đói và phải nằm một chỗ thêm phần kiệt sức. Trong thực tế, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng khởi phát chuyển dạ sẽ làm tăng nguy cơ sinh mổ lên gấp 2 lần để rồi dẫn đến tình huống xấu khác như:
- Sinh theo ngã âm đạo bằng cách hút hay dùng kẹp để lấy em bé ra
- Bị sốt, thai nhi thay đổi nhịp tim và kẹt vai gây đẻ khó
- Sinh con nhẹ cân
- Tăng khả năng bé phải nằm dưỡng nhi sau sinh
- Vàng da
- Nằm viện dài ngày
Mỗi thai phụ và mỗi cuộc vượt cạn sẽ khác nhau nhưng việc được thông tin đầy đủ về những gì thai phụ cần làm để họ có thể đưa ra quyết định đúng đắn là điều quan trọng. Mặc dù khởi phát chuyển dạ tiềm ẩn một số rủi ro nhưng trong một số trường hợp nó là cần thiết và góp phần hỗ trợ thai phụ vượt cạn thành công.
Với bài viết phương pháp khởi phát chuyển dạ và những điều mẹ bầu khi mang thai cần lưu ý trên đây hy vọng các mẹ bầu sẽ xem xét thật kỹ trước khi thực hiện phương pháp này nhằm mang lại những lợi ích an toàn lớn nhất cho con. Không nên tùy tiện sử dụng phương pháp khởi phát chuyển dạ rất dễ để lại những rủi ro không mong muốn. Chúc mẹ bầu luôn khỏe mạnh hạnh phúc và đừng quên đồng hành cùng saigon-ict.edu.vn để biết thêm thông tin nhé.