Kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi cho người lần đầu làm mẹ sẽ đem đến cho các bà mẹ trẻ những kiến thức hay để chăm sóc con yêu. Với những chị em sinh con lần đầu chưa có kinh nghiệm thường lúng túng không biết phải chăm sóc sao cho tốt, không ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, không gây đau cho trẻ… Chính vì vậy, saigon-ict.edu.vn gửi đến các bạn bài viết dưới đây, các chị em hãy chú ý theo dõi nhé.Những năm tháng đầu đời (sơ sinh đến 06 tháng tuổi) là một trong những giai đoạn quan trọng đối với việc chăm sóc bé. Chính vì vậy, các bậc cha mẹ cần tìm hiểu kỹ lưỡng.
Lần đầu làm mẹ, bạn phát hiện ra có rất nhiều thứ bạn có thể sống mà không cần đến nó – ví dụ giấc ngủ hay rất nhiều thói quen khác. Ngược lại, bạn sẽ không thể sống nếu thiếu một số thứ trước đây tưởng chừng như xa lạ. Bên cạnh nhu cầu sắm sửa nhiều vật dụng mới, các bà mẹ, nhất là những người làm mẹ lần đầu còn có rất nhiều băn khoăn, lo lắng… Dưới đây là những lời khuyên ngắn gọn và hữu ích giúp mẹ đỡ vất vả hơn trong năm đầu tiên có em bé.
Trẻ sơ sinh thường thích được ủ trong chăn
Trẻ sơ sinh vốn quen với sự bao bọc của tử cung và chưa kiểm soát được hoạt động của tay chân. Quấn chăn giúp bé bình tĩnh và kéo dài giấc ngủ của cả hai mẹ con. Thậm chí nhiều bé đến 6 tháng tuổi vẫn còn được quấn tã bông.
Cách tắm cho trẻ sơ sinh
Quy trình tắm cho bé sơ sinh theo hướng dẫn của Bệnh viện Nhi đồng 2:
- Pha nước ấm vào thau, thử sức nóng của nước bằng cùi chỏ, lưu ý nước vừa đủ ấm 36 – 38°C. Nếu thời tiết lạnh mẹ không cảm nhận chính xác nhiệt độ nước có thể dùng sản phẩm “Đo nhiệt độ tắm”
- Dùng khăn bông to quấn quanh người bé, ôm chặt bé, ngửa đầu.
- Dùng khăn bông nhỏ nhúng nước lau mặt bé theo trình tự: 2 mắt, mũi, mặt, 2 tai. Mẹ có thể lau mắt theo trình tự từ trong khóe mắt kéo khăn ra ngoài hai bên tai, đổi mặt khăn lau mắt còn lại.
- Làm ướt tóc, gội đầu bé bằng xà phòng, xả lại với nước ấm sạch, tốt nhất mẹ nên chọn loại xà bông không làm cay mắt bé.
- Lau khô tóc ngay sau khi xả sạch nước.
- Bỏ khăn bông đang quấn quanh người bé.
- Cho người bé vào thau nước, một tay luôn đỡ đầu bé, tay còn lại tắm từ cổ xuống chân.
- Xong nhẹ nhàng nhấc bé ra khỏi thau nước. Đặt trẻ vào khăn bông to đã trải sẵn, lau khô người bé.
- Mặc quần áo sạch vào cho bé.
Một vài lưu ý mẹ cần biết khi tắm cho bé sơ sinh
- Khi pha nước nên cho nước lạnh vào trước rồi từ từ đổ nước nóng vào sau.
- Chú ý bế bé cẩn thận vì trẻ rất trơn, dễ bị vuột khỏi tay bạn.
- Tắm bé nơi kín gió.
- Khi gội đầu cần cẩn thận tránh để xà phòng rơi vào mắt bé.
- Chú ý vệ sinh kỹ bộ phận sinh dục.
- Nếu có thể, các bà mẹ nên có 2 thau nước: 1 thau nước tắm với xà phòng, 1 thau nước sạch.
- Vệ sinh thau sau khi tắm bé xong.
Mẹ cần mua chậu tắm lớn
Đây là vật dụng đầu tiên mà mẹ cần sắm cho bé khi tắm gội. Các mẹ nên chọn mua chậu tắm có kích cỡ lớn, để khi bé lớn hơn, chậu tắm vẫn phát huy tác dụng. Tránh trường hợp phải đi sắm chậu mới sau vài tháng.
Bé cần nhiều loại khăn tắm
Khi tắm cho bé, mẹ cần sử dụng ít nhất 3 chiếc khăn gồm: khăn bông to để quấn người bé sau khi tắm, khăn bông nhỡ để lau đầu bé sau khi gội và 1 khăn nhỏ dùng khi tắm bé. Tuy nhiên, các mẹ nên sắm dư ra một vài bộ khăn tắm để sử dụng nhiều lần cho bé về sau.
Miếng lót dành cho trẻ sơ sinh có nên dùng 24/24 không
- Miếng lót sơ sinh mang đến cho mẹ sự tiện dụng, bé cũng sạch sẽ hơn. Tuy nhiên, để tránh sự hốt hoảng, đổ lỗi của mẹ chồng và sự nghi hoặc của chính bạn, hãy biết cách sử dụng ưu điểm của mỗi loại sản phẩm dành cho bé. Tránh lạm dụng 24/24 và ghi nhớ những điều sau:
- Giữ cho em bé luôn sạch sẽ và khô ráo bằng cách thay tã thường xuyên. Điều này có nghĩa là mẹ nên chú ý kiểm tra tã của bé để thay ngay cả là ban đêm.
- Vệ sinh, rửa sạch, kỹ càng cho trẻ mỗi lần thay tã. Mẹ có thể dùng bông gòn hoặc khăn bông mềm để lau khô cho trẻ. Tuyệt đối không chà xát để tránh gây tổn thương cho vùng da của bé!
- Không nên thường xuyên chỉ dùng một loại miếng lót hoặc tã giấy. Mỗi khi trời nóng bức hoặc khi bé không khỏe trong người, mẹ nên cho bé dùng tã vải để bé cảm thấy thoải mái hơn. Tốt nhất là dùng xen kẻ tã vải và tã giấy. Mẹ có thể hơi cực một chút trong việc giặt giũ nhưng đó là cách an toàn cho con. Vào ban đêm, bé cần giấc ngủ liên tục nên mẹ có thể đóng bỉm cho bé, nhưng cũng phải thường xuyên kiểm tra để tránh trường hợp bé bị ướt, lâu ngày sẽ bị hăm tã.
Với những điều mà saigon-ict.edu.vn gửi đến các chị em trên đây, việc chăm sóc bé sơ sinh sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Các chị em hãy chú ý những chia sẻ về kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi cho người lần đầu làm mẹ để có thể chăm sóc cho đứa con yêu mới chào đời của mình nhé. Chúc các chị em chăm con khỏe dạy con ngoan.