Kỹ năng sống cho trẻ tiểu học không cần phải là các kỹ năng quá nặng nề hoặc to tát, mà chỉ cần bắt đầu từ những vấn đề đơn giản nhất để giúp trẻ từ từ thích nghi, làm quen. Đặc biệt, đối với trẻ nhỏ đang trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách thì việc trang bị đầy đủ kỹ năng sống sẽ càng đóng vai trò quan trọng hơn. Khi bước vào giai đoạn tiểu học, cha mẹ cần phải dạy trẻ các kỹ năng sống cơ bản nhất để có thể trở nên tự tin, hoạt bát hơn, biết ý thức được hành vi của mình và nhanh chóng thích nghi với môi trường sống mới không có sự bảo vệ của cha mẹ.
1. Kỹ năng tự tin giao tiếp
Đối với học sinh tiểu học, nhiệm vụ của các em là học tập và vui chơi với những hoạt động tập thể. Vì vậy, cần hướng dẫn các em biết được các kỹ năng cần thiết khi giao tiếp (với bạn học, với thầy cô và người lớn…). Trẻ biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến người khác, biết cách đặt câu hỏi với thầy cô giáo và người lớn về các vấn đề chưa hiểu rõ, biết nói ra chủ kiến của bản thân…
Để cải thiện khả năng giao tiếp của trẻ, các bậc phụ huynh cũng có thể đăng ký cho trẻ học các lớp năng khiếu hoặc dắt trẻ ra công viên, khu vui chơi,… những môi trường thuận lợi nơi có nhiều bạn bè đồng trang lứa để trẻ tham gia chơi cùng.
2. Kỹ năng chăm sóc bản thân
Khả năng tự chăm sóc bản thân là bước đầu tiên để trẻ trở nên độc lập cũng như thúc đẩy trẻ tự hoàn thiện mình một cách tốt nhất.
Ngoài ra, bố mẹ cũng cần “tập huấn” để trẻ biết cách phụ giúp những công việc nhà như dọn dẹp bàn ăn, rửa rau, trái cây hay tự gấp quần áo của mình,…
Cần rèn luyện cho trẻ tính tự giác, tự lập từ việc ăn uống, học tập, ngủ nghỉ cho đến việc tự mặc quần áo, đi giày, vệ sinh cá nhân… Ở giai đoạn đầu, các bậc phụ huynh cần ra quy định cũng như hướng dẫn từng bước cho trẻ làm những động tác cơ bản nhất.
3. Kỹ năng tránh xa nguy hiểm
Giai đoạn tiểu học có thể coi là giai đoạn mà trẻ dễ gặp phải nhiều mối nguy hiểm nhất. Bởi ở giai đoạn này, trẻ thích khám phá nhưng lại chưa có những kỹ năng cơ bản để phân biệt những mối nguy cận kề.
Trẻ cần có khái niệm đâu là đồ chơi, đâu là đồ dùng trong gia đình, đâu là đồ vật an toàn và đồ vật không an toàn,… Trẻ cũng cần được hướng dẫn kỹ năng tránh bị xâm hại cơ thể bởi bất cứ ai, cách ứng xử khi bi lạc,…
Cần dạy trẻ cách nhận ra những biển báo báo hiệu nguy hiểm như nước sâu, điện giật, sàn trơn,… và dè chừng với những mối nguy hiểm đến từ đồ vật trong chính gia đình như phích nước nóng, ổ điện, bếp ga, dao, kéo, cầu thang, những đồ vật nhỏ,….
4. Kỹ năng làm việc nhóm
Dù được khuyến khích trở thành một cá thể độc lập, trẻ vẫn cần phát triển kỹ năng làm việc nhóm để có thể hòa đồng với các bạn trong hay ngoài lớp học. Chung sống tốt trong môi trường tập thể giúp trẻ rèn luyện những kỹ năng như biết lắng nghe, tiếp thu ý kiến của mọi người, mạnh dạn đóng góp ý kiến vì một mục tiêu chung, lãnh đạo nhóm,…
Trẻ có thể thể hiện ý thức đó bằng cách giữ cho bàn học sạch đẹp, không viết, vẽ bậy lên bàn, không hái hoa, dẫm lên cỏ khi đi công viên,…
Hơn nữa, những trẻ được dạy cách làm việc nhóm ngay từ khi còn nhỏ sẽ trở nên cởi mở hơn đối với việc phải hợp tác với người khác, tránh việc chỉ biết đến cái tôi của mình. Trẻ cũng sẽ trang bị cho mình ý thức nơi tập thể, học cách tôn trọng tài sản công cộng như giữ gìn, chăm sóc thích hợp cho chúng lẫn tài sản cá nhân.
Hy vọng thông qua bài viết trên sẽ giúp cha mẹ có được những cách dạy kỹ năng sống cho trẻ tiểu học đơn giản và hiệu quả nhất. Để từ đó giúp trẻ trở nên tự tin, năng động hơn, hoàn thiện bản thân, biết ứng xử văn minh và dễ dàng thành công trong tương lai. Chúc cha mẹ nuôi dạy trẻ phát triển một cách toàn diện nhất và hẹn gặp lại trong những bài viết hấp dẫn tiếp theo cùng với saigon-ict.edu.vn