Bà bầu bị ho sổ mũi uống thuốc gì tốt nhất? Trong thời gian mang thai bà bầu thường bị ho do rối loạn nội tiết tố, thai chèn phổi khiến phổi không lấy đủ dưỡng khí như bình thường hoặc do bị nhiễm các loại cảm cúm thông thường. Bà bầu bị ho không nên dùng kháng sinh vì có thể ảnh hưởng đến thai nhi.
Bà bầu bị ho sổ mũi uống thuốc gì tốt nhất?
Cảm cúm thường có những triệu chứng là hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, đau đầu… Nhiều người cho rằng đây là bệnh nhẹ nên để bệnh tự khỏi mà không điều trị. Thực chất, cảm cúm là bệnh lý về đường hô hấp, nguyên nhân gây bệnh đến từ siêu vi (vi-rút). Trong các loại vi rút đó, có loại lành tính nhưng cũng có rất nhiều loại vi rút nguy hiểm như H1N1, H5N1… Vì vậy, dù do vi-rút nào nhưng nếu chủ quan mà không chữa trị ngay từ đầu mà để bệnh tự khỏi thì có thể sẽ dễ dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng về tai như viêm tai giữa cấp, viêm tai giữa thanh dịch và đường hô hấp như viêm xoang, viêm phế quản, viêm hô hấp…
Các bà bầu cần hạn chế dùng thuốc trong thời kỳ mang thai nên với các triệu chứng kể trên, nếu có thể, tốt nhất nên dùng thực phẩm để điều trị.
Một số bài thuốc trị ho, sổ mũi cho bà bầu theo kinh nghiệm dân gian
Trị cảm cúm bằng tỏi
Loại tỏi được dùng thường xuyên trong các món ăn là một chất phòng và điều trị cảm cúm khá tốt. Tỏi chưa chế biến có tác dụng chống nấm, chống vi khuẩn và vi-rút.
Các nhà nghiên cứu ở Anh khám phá ra rằng tỏi có thể làm tăng nhanh tốc độ hồi phục sức khỏe sau cúm và tăng sức đề kháng. Tuy nhiên, tỏi có thể làm tăng sự chảy máu, nên những người đang dùng thuốc cầm máu cần thận trọng nếu muốn thêm tỏi vào chế độ ăn uống.
Nước chanh
Đồ uống này thực sự hiệu quả trong việc làm giảm đau rát cổ họng và giảm dịch nhầy. Bạn có thể uống một cốc nước ấm pha nửa quả chanh và mật ong.
Muối ăn
Đây là một chất để xúc miệng tuyệt vời và có thể giảm ho. Dùng nước ấm và thêm một chút nghệ để tăng cường hiệu quả chống viêm nhiễm. Muối còn được pha với nước ấm để rửa mũi. Việc rửa mũi thường xuyên cũng giúp điều trị các bệnh viêm xoang.
Ăn canh gà
Theo nghiên cứu của các trung tâm y học ở Mỹ, canh gà có thể cải thiện những bệnh về họng và đường hô hấp. Nó đặc biệt có hiệu quả trong việc điều trị các triệu chứng mà cảm cúm gây ra nhưngạt mũi, chảy nước mũi, ho và đau họng. Bởi, các amino axit có trong thịt gà có chứa nhiều dinh dưỡng có thể làm tăng sức đề kháng của cơ thể. Canh gà còn đặc biệt tốt cho phụ nữ đang mang thai.
Phòng tránh cảm cúm cho bà bầu
– Để phòng tránh cảm cúm bà bầu nên tích cực ăn nhiều hoa quả giàu vitamin C, uống nhiều nước, giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Bạn có thể súc miệng bằng nước muối thường xuyên. Uống nhiều nước để làm loãng đờm và thải độc tố. Uống nước mật ong thêm gừng hoặc chanh nóng.
– Bạn nên cẩn thận mang trong mình một chiếc áo mưa. Vì tháng này mưa thất thường lắm. Nếu bị mưa bạn sẽ bị cảm đấy.
– Tránh tiếp xúc với người bị cảm cúm vì bà bầu có nguy cơ nhiễm bệnh cao nhất.
– Trong khi ngủ bạn nên đề phòng bị ngạt mũi bằng cách nằm không rọi quạt vào mặt, lấy một chiếc khăn mỏng đặt lên cổ. Tra thuốc nhỏ mũi.
Những bài thuốc dân gian tuy thời gian khỏi hơi lâu một chút nhưng lại an toàn hơn cả. Nếu bà bầu kiên trì sẽ có kết quả tốt đẹp mà không hề ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng mẹ. Bà bầu sẽ xua đuổi được những phiền muộn, lo lắng khi bị cảm cúm.
Ngoài những mẹo trên còn có một số bài thuốc dân gian chữa ho bằng lá hẹ với mật ong, cam nướng, bằng rau tần chữa ho cực hay, an toàn mà hiệu quả, lại không ảnh hưởng đến bé, baodinhduong.com sẽ giới thiệu ở những bài viết sau, mời các mẹ đón đọc.
Khi mang thai sức đề kháng cơ thể người phụ nữ yếu dễ bị cảm cúm và ho, các cách trị ho cho bà bầu dứt điểm bằng nho, chanh, quýt, việt quất, quả mâm xôi..
- Mang thai 3 tháng đầu nên uống sữa gì?
- Trẻ sốt mọc răng mẹ phải làm sao đây?
Uống thuốc ho khi mang thai có được không?
Trong thời kỳ mang thai là lúc sức đề kháng cơ thể người mẹ giảm sút hơn bình thường, hơn nữa dưới tác động của các hôcmon thai nghén, những biến đổi về sinh lý trong thời kỳ mang thai làm cho cơ thể người phụ nữ thường nhạy cảm hơn với các yếu tố tác động của môi trường bên ngoài. Do đó cơ thể rất dễ mắc các bệnh viêm nhiễm đặc biệt viêm nhiễm đường hô hấp.
Khi bị ho trong thời kỳ mang thai cần chú ý những vấn đề sau:
– Không nên tự ý uống thuốc, đặc biệt trong những tháng đầu và khi chưa có chỉ định dùng thuốc của bác sĩ.
– Nếu ho thông thường, không có sốt, khạc đờm, không đau ngực, không khó thở …thì không cần uống thuốc. Có thể dùng các bài thuốc dân gian trị ho như: Quât hấp mật ong, ngậm chút gừng tươi, lá hẹ hấp đường phèn, lá rẻ quạt ngậm và xúc họng, uống nhiều nước cam, uống thêm vitamin C, tăng cường nghỉ ngơi, tránh gió, lạnh, ẩm…
– Nếu ho kéo dài trên 3 tuần không đỡ, hoặc ho nhiều có sốt, khạc đờm có màu xanh, vàng, kèm đau ngực…nhất thiết nên đi khám để phát hiện các bệnh như viêm phế quản, lao…để được điều trị kịp thời.
– Đơn thuốc bác sĩ cho bạn dùng trong thời kỳ có thai là đã được cân nhắc hết sức cẩn thận về lợi ích điều trị cũng như tính an toàn cho thai nhi vì thể bạn nên tuân thủ để đạt hiệu quả điều trị tốt.
– Trong lúc có thai, không nên tiếp xúc tại chỗ đông người, hạn chế tiếp xúc với trẻ em dưới 6 tháng tuổi để phòng ngừa nhiễm virut cúm, Rubella…Luôn giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ, súc họng thường xuyên bằng nước muối ấm, tránh bị nhiễm lạnh, nhiễm mưa.
– Chú ý ăn uống tăng cường, nghỉ ngơi đầy đủ và hạn chế các căng thẳng thần kinh không cần thiết để giúp thai nhi phát triển tốt cũng như sức khoẻ của bạn mau hồi phục.
Trong thư bạn gửi về không ghi rõ bạn có bị ho nhiều không và đờm có màu khác không nên chúng tôi không thể khẳng định bạn đang bị viêm nhiễm gì. Nếu ho không kèm sốt thì có thể đó là ho do cảm cúm thông thường. Nhưng bạn đã bị ho từ lúc bắt đầu mang thai, khoảng 3-4 tháng nay thì bạn nên đi khám để được chữa trị dứt điểm. Ho nhiều sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bạn và thai nhi.