Những lỗi khi cho bé ăn dặm khiến trẻ chậm tăng cân: Đối với bé dưới 1 tuổi, mẹ không nêm nếm gia vị sẽ tốt hơn cho bé, vì vị giác của trẻ tốt hơn người lớn rất nhiều. Thức ăn mặn sẽ làm tổn thương quả thận còn non yếu của bé. Chính vì vậy, khi mẹ nêm vừa miệng mình thì có thể sẽ quá mặn hoặc quá ngọt đối với trẻ. Mẹ cũng không nên sử dụng các loại củ thay rau lá trong khi chế biến bột ăn dặm cho trẻ. Lượng vitamin C trong củ mang lại không nhiều dinh dưỡng cho trẻ, trong khi rau lá còn giúp bé bổ sung lượng muối vô cơ rất tốt cho cơ thể.
Những lỗi khi cho bé ăn dặm khiến trẻ chậm tăng cân
Do đời sống được cải thiện, kinh tế phát triển nên các mẹ có nhiều điều kiện để chăm con phù hợp hơn với từng giai đoạn phát triển của trẻ, đặc biệt là những bữa ăn đầu đời của trẻ ngày càng chât lượng, đầy đủ hơn. Tuy nhiên, cho con ăn thế nào, liều lượng ra sao để bé có thể hấp thụ được tốt nhất thì không phải bà mẹ nào cũng biết. Nhiều mẹ còn vô tình mắc phải những quan điểm cho trẻ ăn dặm cổ hủ mà không biết đó là nguyên nhân khiến con ăn mãi không lớn. Dưới đây là những quan điểm sai lầm mẹ cần tránh xa nhé!
Ăn dặm quá sớm
Các mẹ không nên quá vội vàng khi cho trẻ ăn dặm quá sớm, hãy đợi đến khi con thực sự sẵn sàng. Chuyển sang giai đoạn ăn dặm là một mốc thời gian quan trọng cho cả mẹ và bé. Nếu cho bé ăn sớm quá sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bé như: bé dễ bị đầy bụng, khó tiêu, biếng ăn, và lâu dài sẽ có nguy cơ bị thiếu hụt dinh dưỡng, dẫn đến bé bị suy dinh dưỡng, chậm lớn…
Sai lầm trong khi chế biến đồ ăn dặm cho trẻ
Mẹ tuyệt đối lưu ý không hâm đi hâm lại thức ăn dặm cho trẻ, lượng vitamin trong rau sẽ mất đi gần hết và cháo có mùi vị khó ăn. Bạn nên nấu một nồi cháo trắng khoảng 3 chén rồi múc ra từng phần vừa ăn để vào tủ lạnh. Khi bé ăn, bạn chỉ cần lấy ra một phần, sau đó bằm thịt (hoặc cá, tôm) và rau rồi nấu sôi trở lại.
Đối với bé dưới 1 tuổi, mẹ không nêm nếm gia vị sẽ tốt hơn cho bé, vì vị giác của trẻ tốt hơn người lớn rất nhiều. Thức ăn mặn sẽ làm tổn thương quả thận còn non yếu của bé. Chính vì vậy, khi mẹ nêm vừa miệng mình thì có thể sẽ quá mặn hoặc quá ngọt đối với trẻ. Theo gonhub.com, mẹ cũng không nên sử dụng các loại củ thay rau lá trong khi chế biến bột ăn dặm cho trẻ. Lượng vitamin C trong củ mang lại không nhiều dinh dưỡng cho trẻ, trong khi rau lá còn giúp bé bổ sung lượng muối vô cơ rất tốt cho cơ thể.
Hoa quả
Mẹ nên ghi nhớ: Hoa quả chỉ nên được ăn với một cái dạ dày “rỗng”. Hoa quả khi ăn vào ruột sẽ sản sinh ra axit, các axit này sẽ làm hỏng các chất dinh dưỡng đang chưa tiêu hóa hết trong dạ dày của trẻ, gây ra chứng đầy bụng, khó tiêu. Vì thế, mẹ nên cho trẻ ăn hoa quả vào bữa chiều hoặc 30 phút trước khi mẹ dự định cho bé ăn bất cứ thứ gì nhé!
Lạm dụng máy xay sinh tố
Việc xay nhuyễn thức ăn khiến bé quen ăn nát, chỉ cần ăn chút gì hơi lợn cợn là sẽ ói. Do đó, khoảng 8 tháng tuổi, bạn nên đổi qua nấu cháo cho bé ăn, hoặc ăn xen kẽ bột, cháo, nui sao… để bé tập nhai. Mẹ nên tập cho trẻ ăn bằng chén và muỗng, không nên cho bột, cháo xay nhuyễn vào bình để trẻ bú, vô tình làm trẻ mau có cảm giác no, nhưng lại ăn được rất ít, đây thực ra là no hơi, vì trẻ sẽ nuốt nhiều hơi vào bụng, khiến trẻ dễ bị ói.
Lưu ý khi dùng phô mai
Phô mai là một trong những món ăn có hàm lượng dinh dưỡng tuyệt vời nên được khá nhiều bà mẹ ưa chuộng. Tuy nhiên, mẹ lưu ý khi cho trẻ ăn dặm bằng pho mai để tránh tình trạng béo phì ở trẻ nhé! Để cân đối dinh dưỡng cho trẻ, mẹ cần biết một điều là khi kết hợp phô mai với cháo thì cần bớt đi một chút thịt/ cá/ tôm… tránh trường hợp bị thừa đạm; và trong phô mai cũng có cả chất béo vì thế các mẹ cũng nên bớt đi chút dầu/ mỡ ăn trong bát cháo của con. Khi nào nên cho con ăn váng sữa?