Hay buồn ngủ vào ban ngày là dấu hiệu triệu chứng bệnh gì? chắc hẳn là nhiều người cũng đang thắc mắc, muốn biết xem liệu đây có phải là biểu hiện cảnh báo trước bệnh hay không và với những cơn buồn ngủ không thể cưỡng lại được như vậy thì cách đối phó sẽ như thế nào? Như bạn đã biết, buồn ngủ chính là một trong những hiện tượng sinh lý của con người và động vật. Thế nhưng, buồn ngủ sẽ là dấu hiệu bệnh lý trong trường hợp cơn ngủ kéo dài liên tục, ngủ bất chấp, ngủ mọi nơi mọi lúc, ngủ ngay cả trong lúc làm việc và không tài nào gắng gượng được, lúc này bạn nên có biện pháp thăm khám theo dõi từ bác sĩ để hỗ trợ khi cần thiết, bằng không sẽ để lại nhiều hậu quả đáng tiếc về sau cho tình trạng sức khỏe đấy.
Buồn ngủ ban ngày là dấu hiệu bệnh gì? 12 nguyên nhân khiến bạn mắc chứng buồn ngủ cả ngày
1. Đau cơ mãn tính (Fibromyalgia)
- Nếu sự mệt mỏi và buồn ngủ kéo dài hơn 6 tháng và bạn không làm chủ được hoạt động của mình thì đau cơ mãn tính có thể là một khả năng. Đau cơ mãn tính thường đi kèm với mệt mỏi, trầm cảm, giấc ngủ chập chờn không sâu, dễ bị thức giấc.
- Giải pháp: Trong khi không có liệu pháp điều trị nào nhanh chóng cho bệnh này, bệnh nhân thường được khuyên điều chỉnh lịch trình hoạt động hàng ngày của mình theo hướng có lợi nhất cho giấc ngủ và thực hiện các bài tập thể dục nhẹ nhàng.
2. Dị ứng với thực phẩm
- Một vài bác sĩ tin rằng sự dị ứng với thực phẩm có thể khiến cho bạn cảm thấy buồn ngủ. Nếu sự mệt mỏi và buồn ngủ đến ngay sau bữa ăn, có thể bạn đã bị dị ứng với một loại thức ăn nào đó, với một nồng độ nhẹ, làm cho bạn không bị phát ban hay bị mẩn ngứa.
- Giải pháp: Hãy giảm nhẹ những thức ăn mà bạn nghi ngờ mình bị dị ứng xem có cải thiện không.
3. Bệnh tim mạch
- Khi cách dấu hiệu của mệt mỏi kèm theo buồn ngủ đến và khiến bạn không thể tiếp tục các công việc hàng ngày như lau dọn nhà cửa, dọn dẹp sân vườn, đó có thể là dấu hiệu của bệnh tim. Nếu bạn cảm thấy ngày càng khó khăn để hoàn thành những công việc đó, hãy hỏi bác sĩ của bạn về nguy cơ của bệnh tim.
- Giải pháp: Thay đổi lối sống, dùng thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ có thể làm bệnh tim của bạn tiến triển tốt hơn và bạn có thể lấy lại được năng lượng cho các hoạt động của mình.
4. Tiểu đường
- Ở những người bị tiểu đường, lượng đường luôn tồn tại trong máu thay vì chuyển vào các tế bào của cơ thế khiến cơ thể “hết hơi”. Nếu bạn bị mệt mỏi dai dẳng không giải thích được, hãy đi kiểm tra đường huyết.
- Giải pháp: Điều trị bệnh tiểu đường có thể bằng cách thay đổi lối sống như chế độ ăn và luyện tập thể dục, điều trị bằng liệu pháp insulin và các loại thuốc để điều chỉnh lượng đường trong cơ thể.
5. Viêm đường tiết niệu
- Không phải cứ bị viêm nhiễm đường tiết niệu là đau rát, buốt mà trong một số trường hợp, mệt mỏi và buồn ngủ là dấu hiệu duy nhất. Xét nghiệm nước tiểu sẽ cho kết quả chính xác.
- Giải pháp: Dùng kháng sinh điều trị bệnh theo chỉ dẫn của bác sĩ, thường cảm giác mệt mỏi và buồn ngủ sẽ biến mất trong một tuần.
6. Sự suy giảm tuyến giáp
- Tuyến giáp là một tuyển nhỏ ở cổ. Nó điều khiển sự trao đổi chất, chuyển dưỡng thực phẩm thành năng lượng. Khi tuyển giáp hoạt động kém hiệu quả, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, uể oải.
- Giải pháp: Đi xét nghiệm máu để điều trị nếu đúng.
7. Thiếu máu
- Thiếu máu là nguyên nhân hàng đầu gây ra chứng mệt mỏi và buồn ngủ, đặc biệt là ở phụ nữ. Mất máu trong chu kỳ kinh nguyệt có thể gây thiếu sắt, làm chị em mệt mỏi kéo dài.
- Giải pháp: Đối với chứng thiếu máu do thiếu sắt có thể bổ sung thêm bằng cách ăn các loại thức ăn như thịt nạc, gan, sò huyết, đậu,…
8. Mất nước
- Sự mệt mỏi có thể là dấu hiệu của sự mất nước. Bất kể là bạn làm việc bên ngoài hay làm việc bàn giấy, cơ thể của bạn cần nước để hoạt động. Nếu bạn cảm thấy khát, chứng tỏ khi ấy cơ thể bạn cần nước.
- Giải pháp: Uống nước vào các thời điểm trong ngày. Nước tiểu có màu sáng, chứng tỏ cơ thể bạn được cung cấp đủ nước. Uống hai cốc nước trong một giờ hoặc hơn trước khi có một hoạt động thể chất nào đó. Sau đó, uống trong quá trình hoạt động và sau đó uống tiếp 2 cốc nước nữa.
9. Không đủ năng lượng
- Ăn quá ít sẽ gây mệt mỏi nhưng ăn các thực phẩm nghèo dinh dưỡng cũng có thể khiến bạn luôn cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ. Một chế độ ăn uống cân bằng sẽ giúp giữ lượng đường trong máu ở mức bình thường và ngăn ngừa sự uể oải, buồn ngủ khi lượng đường trong máu giảm.
- Giải pháp: Luôn ăn sáng và cố gắng “nạp” đủ protein và tinh bột trong mỗi bữa ăn. Ví dụ, ăn trứng với bánh mì, ngũ cốc. Đồng thời bạn cũng có thể ăn thêm các bữa nhẹ trong ngày để cung cấp thêm năng lượng.
10. Chứng ngưng thở trong khi ngủ
- Một số người nghĩ rằng họ đã ngủ đủ giấc thì chứng ngưng thở trong khi ngủ có thể là nguyên nhân. Tình trạng ngừng hô hấp khoảng 10 giây sẽ đánh thức não bộ vậy là cơ thể bị thiếu ngủ dù bạn ngủ đủ 8 tiếng.
- Giải pháp: Nếu thừa cân thì phải lên kế hoạch ăn kiêng, sử dụng liệu pháp CPAP (một dụng cụ phát một lượng liên tục áp suất dương đường hô hấp) trong khi ngủ.
11. Buồn chán
- Bạn có nghĩ rằng buồn chán là một rối loạn cảm xúc nhưng lại ảnh hưởng rất lớn tới thể xác. Mệt mỏi, buồn ngủ, đau đầu, chán ăn là một trong những triệu trứng phổ biến nhất. Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi, tinh thần suy sụp trong một vài tuần hãy đến gặp bác sĩ.
- Giải pháp: Điều chỉnh tâm lý bản thân, hoặc dùng thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
12. Ngủ không đủ giấc
- Nguyên nhân đầu tiên nên nghĩ đến là bạn đã ngủ quá ít. Nó khiến bạn không thể tập trung và luôn cảm thấy mệt mỏi. Người trưởng thành thường được phải được ngủ từ 7-8 tiếng mỗi tối.
- Giải pháp: Hãy tạo cho mình một giấc ngủ “bù” bất cứ khi nào có thể. Đừng để laptop, điện thoại trong phòng ngủ. Nếu mọi cố gắng đều không cải thiện được tình hình, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ của bác sĩ, bạn có thể đã bị mắc chứng rối loạn giấc ngủ.
Vừa rồi là những kiến thức về sức khỏe liên quan tới hiện tượng hay buồn ngủ vào ban ngày, qua đây chúng tôi muốn cung cấp thêm cho bạn vài kĩ năng cần thiết để chống lại cơn buồn ngũ dai dẳng. Tập thể dục chính là giải pháp tốt nhất để khắc phục nhanh tình trạng mệt mỏi và buồn ngủ nhẹ. Một nghiên cứu chỉ ra rằng, một người trưởng thành khi có những cơn mệt mỏi nhất thời hoàn toàn có thể cải thiện được bằng một chương trình tập luyện vừa phải và hợp lý. Bạn có thể đạp xe trong vòng 20 phút/3 lần/1 tuần hoặc chạy bộ, vận động nhẹ nhàng sẽ giúp đẩy lùi nhanh chóng cảm giác mệt nhoài hay ngủ gà ngủ gật thường xuyên. saigon-ict.edu.vn chúc bạn xem tin vui và áp dụng hiệu quả các liệu pháp đẩy lùi chứng hay ngủ ngày như trên.