Người bị thiếu máu nên ăn những loại thực phẩm nào? Nếu có những dấu hiệu như huyết áp thấp, suy giảm trí nhớ, nhịp tim bất ổn, hay buồn bã, chân tay lạnh hay da xỉn màu… bạn đã bị thiếu máu. Hãy bổ sung ngay những thực phẩm này vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày để ngăn ngừa thiếu máu và cải thiện lượng tế bào hồng cầu trong cơ thể…
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh thiếu máu:
– Khó thở
– Nhịp tim bất ổn
– Buồn bã, phiền muộn
– Huyết áp thấp
– Suy giảm trí nhớ
– Đau đầu
– Chân, tay lạnh
– Da xỉn màu
– Ù tai
Quả lựu
Lựu chứa protein, carbohydrate, chất béo và chất xơ – những dưỡng chất rất tốt cho sức khỏe. Nó cũng chứa canxi, hàm lượng sắt cao cùng các khoáng chất như kali, đồng và các vitamin khác. Nó làm tăng hemoglobin trong máu và hỗ trợ lưu thông máu hiệu quả.
Cà chua
Cà chua có chứa vitamin C, rất cần thiết cho sự hấp thu sắt từ các thực phẩm khác. Chúng cũng rất giàu beta carotene, vitamin E và chất xơ góp phần cả thiện sức khỏe tổng thể của bạn. Vì thế, hãy ăn cà chua thường xuyên để cơ thể hấp thụ dễ dàng và tối đa lượng sắt trong thực phẩm. Cà chua còn rất tốt trong việc kích thích tóc mọc và bóng mượt.
Hạt mè (vừng)
Hạt mè là một thực phẩm tuyệt vời để chống lại hoặc điều trị bệnh thiếu máu. Đặc biệt, mè đen là một nguồn giàu chất sắt. Hãy ăn chúng thường xuyên để ngăn ngừa và điều trị thiếu máu.
Trứng
Trứng không phải là là một thực phẩm giàu chất sắt, nhưng nó giúp lưu trữ vitamin trong cơ thể với sự trợ giúp của các protein và chất chống oxy hóa. Nó cũng hỗ trợ phục hồi tế bào và thúc đẩy tăng trưởng tóc.
Củ dền
Củ dền được biết đến với công dụng chống bệnh thiếu máu rất hiệu quả. Nó chứa nhiều chất sắt, giúp tái tạo các tế bào hồng cầu. Một khi các tế bào hồng cầu được kích hoạt, nó sẽ cung cấp oxy cho tất cả các bộ phận của cơ thể để cải thiện và tăng cường chức năng của chúng. Thêm củ dền vào chế độ ăn hàng ngày hoặc uống nước ép để chống lại bệnh thiếu máu.
Thịt đỏ
Thịt đỏ như thịt bò và thịt lợn có chứa một lượng lớn chất sắt heme, loại chất sắt này được cơ thể hấp thụ dễ dàng hơn so với chất sắt non-heme trong thực vật. Gan là lựa chọn tốt nhất để bổ sung sắt, phòng chống thiếu máu vì chúng rất giàu sắt và vitamin B.
Mật ong
Mật ong cũng chứa hàm lượng lớn chất sắt và là siêu thực phẩm rất tốt cho sức khỏe. Bạn sẽ nhận được khoảng 0,42 mg sắt trong 100 gam mật ong. Hơn nữa, mật ong còn chứa đồng và magiê sẽ giúp tăng hemoglobin trong cơ thể. Thêm mật ong vào nước chanh tươi và uống vào mỗi buổi sáng khi bụng đang trống rỗng sẽ giúp phòng chống thiếu máu.
Rau bina/cải bó xôi
Rau bina là một loại rau lá xanh rất phổ biến giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu. Nó là một nguồn giàu canxi, vitamin A, B9, E và C, sắt, chất xơ và beta carotene. Một nửa cốc rau bina luộc chứa 3,2 mg sắt và nó đáp ứng khoảng 20% nhu cầu chất sắt cho cơ thể của một người phụ nữ.