Công dụng của rau mầm đối với sức khỏe & điều trị bệnh tật mà bạn không ngờ tới. Như mọi người đã biết rau mầm là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người với rất nhiều tác dụng hữu ích đối với sức khỏe. Rau mầm có giá trị dinh dưỡng cao gấp 5 lần so với các loại rau bình thường, các chất dinh dưỡng trong rau mầm giúp chống lão hoá tế bào, làm giảm huyết áp và ngăn ngừa hiện tượng nghẽn mạch máu não, ngăn ngừa ung thư, tiểu đường,….Để tìm hiểu chi tiết dinh dưỡng rau mầm và tác dụng của rau mầm trong phòng ngừa, điều trị bệnh, mời mọi người cùng theo dõi thông tin trong bài viết dưới đây nhé.
1. Giá trị dinh dưỡng của rau mầm
Rau mầm được trồng tại nhà, không chứa mầm bệnh gây hại cho sức khỏe. Chúng có vị ngọt hoặc cay nồng tùy theo từng loại khác nhau. Ngoài lượng chất xơ, vitamin dồi dào, rau mầm còn chứa nhiều ezym tiêu hóa khối lượng lớn các chất chống oxy hóa. Theo nghiên cứu, 119% vitamin C cơ thể cần trong ngày chỉ trong một chén rau mầm. Hơn nữa, trong thành phần dinh dưỡng rau mầm có nhiều men kích thích tăng trưởng giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng.
Có nhiều loại rau mầm được trồng như đậu xanh, đậu nành, mướp đắng, cải củ, rau muống…Trong đó, giá đậu xanh cung cấp 32 calo, chứa 0,84 gam chất xơ và 21-28 % protein. Trong rau mầm cải củ, lượng vitamin A cao gấp 4 lần khoai tây, vitamin C cao gấp 29 lần trong sữa.
2. Tác dụng của rau mầm trong chữa bệnh
-
2.1. Rau mầm giúp giải độc
Trong thành phần dinh dưỡng rau mầm có lượng vitamin đa dạng và phong phú. Các loại rau mầm hầu hết đều có khả năng khử gốc tự do, giải độc đa năng nội ngoại sinh. Đặc biệt, mầm rau muống có thể giải tất cả các chất độc xâm nhập vào cơ thể. Chúng có thể là độc từ nấm, cá, lá ngón hoặc độc khuẩn từ côn trùng hay rắn. Ngoài ra, chất antioxidants trong rau mầm có tác dụng phòng ngừa các chất phóng xạ độc hại xâm nhập. Nó giữ vai trò như lớp áo giáp sắt bảo vệ cơ thể.
-
2.2. Rau mầm phòng chống bệnh tiểu đường
Sulphoraphane – là chất được phát hiện có khả năng kháng insulin. Điều đó cũng đồng nghĩa chất này có thể kiểm soát được lượng đường ổn định trong máu. Người ta đã nghiên cứu chất chống oxy hóa này có mặt trong mầm bông cải xanh. Do đó, bệnh nhân tiểu đường nên thường xuyên ăn các món chế biến từ mầm bông cải xanh để góp phần cải thiện bệnh. Hơn nữa, người bệnh tiểu đường cũng không quên lựa chọn rau mầm mướp đắng. Bởi theo các chuyên gia, đây cũng là loại rau rất tốt cho việc phòng chống bệnh tiểu đường.
-
2.3. Rau mầm ngăn ngừa ung thư
Rau mầm súp lơ xanh và rau mầm cải xoong luôn là những cái tên hàng đầu khi nhắc đến công dụng ngăn ngừa ung thư. Sulforaphane – chính là thành phần tạo nên sự khác biệt của mầm súp lơ xanh. Sulforaphane là chất chống ung thư và ngừa viêm hiệu quả. Đây cũng là hoạt chất chống oxy hóa giúp bảo vệ da, ngăn chặn vi khuẩn helicobacter pylori – “thủ phạm” gây nên các bệnh về dạ dày, ung thư dạ dày.
-
2.4. Rau mầm đẩy lùi các bệnh về tiêu hóa
Dinh dưỡng rau mầm thường được biết đến trong top các loại siêu thực phẩm tốt cho đường tiêu hóa. Trong các loại rau mầm xanh có chứa chất tạo sắc tố cartotene, diệp lục tố chlorophyll và chất đạm dễ tiêu. Nếu bạn đang gặp vấn đề về tiêu hóa, bạn không nên bỏ qua rau mầm lúa mạch. Vì nó chứa nhiều enzyme amylase. Loại enzyme này hỗ trợ tiết dịch trong dạ dày. Nhờ đó rau mầm lúa mạch giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru và dễ dàng hơn.
Hy vọng với công dụng của rau mầm đối với sức khỏe & điều trị bệnh tật trên đây các bạn đã biết được lợi ích của loại rau dinh dưỡng này và sử dụng phù hợp với gia đình, đảm bảo sức khỏe cho các thành viên một cách hiệu quả. Chúc gia đình bạn luôn vui khỏe, hạnh phúc mỗi ngày và hãy luôn đồng hành cùng saigon-ict.edu.vn để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích nhé.