Bà bầu bị huyết áp thấp có nguy hiểm không? Huyết áp thấp là một trong những căn bệnh phổ biến khi mang thai. Những mẹ bầu bị bệnh này thường có chỉ số huyết áp bằng hoặc nhỏ hơn 100/60 mm Hg. Nó có thể khiến mẹ bầu đột nhiên ngất xỉu, hoa mắt, chóng mặt do máu và oxy truyền lên não không đủ. Về lâu dài điều này sẽ khiến cho thai nhi không nhận đủ lượng oxy và dinh dưỡng để phát triển.
Bà bầu bị huyết áp thấp có nguy hiểm không?
Huyết áp là một trong những chỉ số quan trọng để đánh giá sức khỏe của mẹ bầu và dù thấp quá hay cao quá đều có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Chính vì vậy mà mẹ bầu nên tìm hiểu các dấu hiệu tụt huyết áp khi mang thai để có thể phát hiện sớm và điều trị kịp thời nếu như mắc phải nhé.
Huyết áp thấp là một trong những căn bệnh phổ biến khi mang thai. Những mẹ bầu bị bệnh này thường có chỉ số huyết áp bằng hoặc nhỏ hơn 100/60 mm Hg. Nó có thể khiến mẹ bầu đột nhiên ngất xỉu, hoa mắt, chóng mặt do máu và oxy truyền lên não không đủ. Về lâu dài điều này sẽ khiến cho thai nhi không nhận đủ lượng oxy và dinh dưỡng để phát triển.
Nguyên nhân gây bệnh tụt huyết áp khi mang thai
Tụt huyết áp thường diễn ra trong giai đoạn mang thai 3 tháng đầu và 3 tháng giữa. Nguyên nhân là do lượng máu trong cơ thể mẹ tăng 50% so với trước khi mang thai nên dẫn đến tình trạng máu không truyền đủ lên não.
Chóng mặt, hoa mắt, choáng váng là những dấu hiệu đặc trưng khi mẹ bị tụt huyết áp. Ngoài ra khi mang thai, tuyến giáp hoạt động kém hơn khiến lượng hormone giáp bị thiếu hụt cũng gây ra chứng huyết áp thấp. Một lý do nữa là yếu tố tâm lý, căng thẳng, lo lắng và stress cũng dễ khiến mẹ bầu mắc phải căn bệnh này. Những thai phụ kém ăn, gầy yếu, thiếu máu hay không bổ sung đủ vitamin B12 và axit folic sẽ có nguy cơ bị huyết áp thấp cao hơn người khác.
Những dấu hiệu của bệnh huyết áp thấp
Khi bị huyết áp thấp, mẹ bầu sẽ nhận thấy các dấu hiệu sau của cơ thể:
- Thở dốc: Nếu khi làm việc nặng hoặc leo cầu thang mà mẹ phải thở dốc thì mẹ hãy nghĩ tới khả năng mình bị huyết áp thấp nhé.
- Chóng mặt, hoa mắt: Đây là dấu hiệu đặc trưng của căn bệnh này, đặc biệt là khi mẹ bầu đứng lâu hoặc đứng dậy đột ngột. Mẹ sẽ cảm thấy mọi thứ như xoay tròn xung quanh mình.
- Choáng váng, thậm chí là ngất xỉu: Biểu hiện này cho thấy tình trạng bệnh của mẹ đã nặng hơn và thường xuất hiện sau cảm giác chóng mặt, hoa mắt. Lúc này, tốt nhất là mẹ nên tìm một nơi nằm nghỉ để lượng máu được lưu thông nhanh hơn trong cơ thể.
- Buồn nôn: Mẹ sẽ thấy lợm giọng và cảm giác buồn nôn xuất hiện hoặc có thể bị nôn khan. Khi đó, mẹ nên uống một ít nước chanh sẽ khắc phục được tình trạng này.
- Đổ mồ hôi nhưng vẫn cảm thấy lạnh: Tụt huyết áp khiến lượng máu và oxy cung cấp tới da không đủ nên mẹ bầu sẽ cảm thấy lạnh nhưng người thì vẫn vã mồ hôi và da thì trở lên xanh tái.
- Da nhăn, khô, tóc rụng: Là những triệu chứng cho thấy mẹ thường xuyên bị huyết áp thấp, lượng máu không truyền đủ gây ảnh hưởng trực tiếp tới da và tóc.
- Mệt mỏi: Khi bị tụt huyết áp, mẹ sẽ cảm thấy cơ thể như mất hết sức lực và chỉ muốn tìm một nơi để nghỉ. Đi cùng với đó là biểu hiện run rẩy chân tay do lượng máu cung cấp cho các chi không đủ khiến các cơ khó hoạt động hơn.
- Mau quên: Huyết áp thấp trong thời gian dài sẽ dẫn tới chứng mau quên do não bộ không được bổ sung đủ máu.
- Mắt nhìn mờ: Bỗng dưng mẹ cảm thấy mọi thứ xung quanh như nhòa đi. Điều này có thể gây nguy hiểm nếu mẹ đang đi trên đường. Vậy nên, khi gặp tình trạng này, mẹ hãy dừng lại và tìm một chỗ nghỉ ngơi cho tới khi khỏe hơn nhé.
- Khó thở: Đây là triệu chứng cho thấy huyết áp của mẹ xuống quá thấp khiến tim không đủ oxy để thở. Nếu gặp tình trạng này, mẹ cần đi khám ngay nhé để điều trị kịp thời, tránh ảnh hưởng tới thai nhi nhé.
Tụt huyết áp ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe mẹ bầu?
Thông thường, huyết áp ổn định sẽ nằm vào khoảng 120/80mmHg đến 140/90mmHg. Huyết áp cao là khi mức huyết áp lên vượt quá 140/90mmHg. Ngược lại, bà bầu bị tụt huyết áp được xác định khi mức huyết áp thấp hơn hoặc bằng 100/60 mmHg.
Tuy chứng tụt huyết áp không phổ biến và gây hại nhiều như chứng cao huyết áp nhưng mẹ bầu bị huyết áp thấp sẽ cảm thấy chóng mặt, hoa mắt, dễ ngã, từ đó dễ gây nguy hiểm cho bản thân và thai nhi trong bụng. Nguy hiểm hơn, tụt huyết áp có thể làm mẹ bầu bị ngất do thiếu oxy truyền lên não và các bộ phận trong cơ thể. Và vì đó, thai nhi có thể cũng sẽ không được cung cấp đủ máu và oxy để phát triển.
– Mẹ có thể dự trữ sẵn các loại bánh, kẹo để bổ sung ngay khi cơ thể có dấu hiệu bị tụt huyết áp.
– Uống nhiều nước hơn bình thường sẽ làm tăng thể tích máu, khắc phục được chứng huyết áp thấp. Đồng thời, mẹ cũng cần hạn chế các loại thức uống có cồn và cafein.
Lưu ý về chế độ sinh hoạt hàng ngày
– Mẹ tuyệt đối không đứng dậy đột ngột. Việc đứng dậy đột ngột sẽ làm cho huyết áp giảm xuống bất ngờ, dẫn tới hiện tượng choáng váng, thậm chí ngất xỉu. Trước khi đứng dậy, mẹ bầu nên vươn vai rồi từ từ đứng lên. Việc vươn vai sẽ giúp các cơ được co giãn, giúp máu lưu thông tốt hơn, làm cho cơ thể có thời gian thích nghi với sự thay đổi của tư thế mới.
– Mẹ nên hạn chế leo cao, ở quá lâu ngoài nắng hay đứng liên tục trong thời gian dài. Mẹ cũng nên tránh đến chỗ đông người để tránh trường hợp không đủ dưỡng khí.
– Ngủ trưa sau khi ăn sẽ giúp mẹ đảm bảo đủ lượng máu lên não. Bởi tình trạng mất ngủ khi mang thai cũng khiến cho huyết áp của mẹ bầu giảm xuống thấp hơn bình thường, vì thế, mẹ bầu cần ngủ đủ giấc, đảm bảo đủ 8 tiếng mỗi ngày. Do vậy, việc kiểm tra huyết áp là một “thủ tục” không thể thiếu khi mẹ bầu đi khám thai định kỳ. Nhờ vào kết quả kiểm tra này mà bác sĩ sẽ có một cái nhìn tổng quát về tình hình sức khỏe của mẹ và thai nhi.
– Duy trì chế độ luyện tập, vận động cơ thể thường xuyên, với những hoạt động nhẹ nhàng như yoga, đi bộ, bơi lội. Theo các chuyên gia, việc thường xuyên tập thể dục có thể giúp mẹ bầu ổn định huyết áp hơn.
– Mẹ bầu tuyệt đối không nên xông hơi hay ngâm mình trong nước nóng quá lâu bởi việc này sẽ gây nên tình trạng mất nước khiến huyết áp mẹ bầu bị xuống thấp một cách đột ngột.
– Đồng thời, chị em cần tránh làm việc quá sức, căng thẳng, stress, giữ tinh thần thoải mái, lạc quan để lượng huyết áp luôn ổn định…
Bà bầu bị tụt huyết áp phải làm sao?
– Với mẹ bầu bị tụt huyết áp, việc bổ sung vitamin C và vitamin B các loại là việc rất cần thiết. Trong các bữa ăn hàng ngày nên ăn nhiều các loại thực phẩm chứa protein, vitamin C, các loại vitamin nhóm B và chứa nhiều sắt như thịt nạc, gan động vật, mộc nhĩ, nấm hương, cần tây, rau dền, quả lựu, táo…
– Ngược lại với những mẹ bị cao huyết áp, mẹ bầu bị tụt huyết áp nên bổ sung một lượng muối nhất định vào thực đơn hàng ngày, theo khuyến cáo mẹ nên ăn khoảng 10g muối mỗi ngày.
– Mẹ nên ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày. Thay vì ăn 3 bữa chính, mẹ bầu có thể chia thành 6 – 7 bữa nhỏ.
– Mẹ tuyệt đối không nên bỏ bữa, nhất là bữa sáng bởi đây là nguồn năng lượng cần thiết để mở đầu cho một ngày mới. Không nên để dạ dày trong tình trạng “vườn không nhà trống” quá lâu, chú ý cứ 4 tiếng/ lần mẹ nên bổ sung thêm năng lượng cho cơ.