Bệnh quai bị ở trẻ em là gì? Biến chứng có nguy hiểm không? Cho đến nay biến chứng của quai bị khiến nhiều người lo sợ đó là khả năng gây vô sinh. Đối với biến chứng viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn: Biến chứng này có tỷ lệ 20-35% ở người sau tuổi dậy thì mắc bệnh quai bị, thường xảy ra sau đợt viêm tuyến mang tai khoảng 7-10 ngày nhưng cũng có thể xuất hiện trước hoặc đồng thời. Tinh hoàn sưng to, đau, mào tinh căng phù như một sợi dây thường. Tình trạng viêm và sốt kéo dài 3-7 ngày, sau đó khoảng 50% số trường hợp tinh hoàn teo dần và có thể dẫn đến tình trạng giảm số lượng tinh trùng và vô sinh.
Bệnh quai bị ở trẻ em là gì? Biến chứng có nguy hiểm không?
Quai bị do virus paramyxovirus gây nên. Bệnh quai bị (còn được gọi là bệnh viêm tuyến mang tai dịch tễ hay viêm tuyến mang tai do virus quai bị) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây trực tiếp bằng đường hô hấp, hay gây thành dịch trong trẻ em, thanh thiếu niên do virus quai bị gây nên.
Bệnh quai bị là gì?
Bệnh quai bị gây ra bởi một trong hai nguyên nhân: do siêu vi hoặc do virus Paramyxovirus. Là một loại bệnh nhiễm virus thường thấy, thường gặp ở trẻ em từ 5 đến 15 tuổi. Quai bị là loại bệnh truyền nhiễm lưu hành quanh năm với các đợt phát thành dịch thường gặp vào mùa Đông – Xuân.
Với các trường hợp do siêu vi thì không cần phải đến bệnh viện điều trị, bệnh sẽ tự khỏi trong vòng 5 đến 7 ngày. Trong trường hợp này, có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt tại nhà. Với những trường hợp quai bị virus, trẻ có biểu hiện sốt cao, ói mửa, nhức đầu hoặc bộ phận sinh dục sưng to thì cần phải đến bệnh viện điều trị càng sớm càng tốt.
Triệu chứng & Biểu hiện của bệnh quai bị:
Biểu hiện lâm sàng phổ biến nhất là viêm tuyến nước bọt mang tai không hóa mủ. Là một bệnh truyền nhiễm, thường xảy ra vào mùa đông – xuân. Lây trực tiếp khi gần bệnh nhân nói, ho hoặc hắt hơi. Triệu chứng cụ thể của bệnh quai bị như sau:
- Có đến 50% trẻ em mắc quai bị phải chịu đựng cảm giác mệt mỏi.
- Khi bị quai bị, thường kèm theo những triệu chứng như sốt nhẹ, đau đầu và ăn không thấy ngon miệng.
- Sau khi bị mắc quai bị 1-2 ngày, tuyến nước bọt cũng sẽ bị sưng phồng.
- Những cơn đau đầu sẽ ngày càng trở nên dữ dội sau các tuyến ở mang tai đã bị sưng lên. Ở thời điểm này, trẻ nhỏ thường sợ tiếp xúc với ánh sáng chói, chán ăn và có thể nôn. Triệu chứng đau đầu thậm chí vẫn còn tiếp diễn sau khi các tuyến ở vùng mang tai đã hết sưng.
- Triệu chứng sưng phồng thường sẽ suy giảm sau khoảng 5-10 ngày.
Biến chứng bệnh quai bị là nguy hiểm
Cho đến nay biến chứng của quai bị khiến nhiều người lo sợ đó là khả năng gây vô sinh. Đối với biến chứng viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn: Biến chứng này có tỷ lệ 20-35% ở người sau tuổi dậy thì mắc bệnh quai bị, thường xảy ra sau đợt viêm tuyến mang tai khoảng 7-10 ngày nhưng cũng có thể xuất hiện trước hoặc đồng thời. Tinh hoàn sưng to, đau, mào tinh căng phù như một sợi dây thường. Tình trạng viêm và sốt kéo dài 3-7 ngày, sau đó khoảng 50% số trường hợp tinh hoàn teo dần và có thể dẫn đến tình trạng giảm số lượng tinh trùng và vô sinh.
Cha mẹ cần lưu ý gì khi trẻ bị quai bị?
Hiện nay, chưa có một loại thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh quai bị nên ngoài việc đưa ngay trẻ đến cơ quan y tế để kiểm tra, cha mẹ cần lưu ý:
– Cần cho trẻ một chế độ nghỉ ngơi hợp lý: không cho trẻ vận động nhiều, đặc biệt trong trường hợp trẻ sưng tinh hoàn thì trẻ cần được nghỉ ngơi tuyệt đối.
– Chế độ dinh dưỡng: không kiêng cữ, cần cho trẻ ăn uống đầy đủ, thông thường các bé bị quai bị ăn uống rất khó khăn, cần phải chọn thức ăn mềm, dễ nuốt, nhiều chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
– Nếu trẻ sốt hoặc quá đau, có thể cho trẻ uống thuốc giảm sốt.
– Cho trẻ uống nhiều nước
– Không cho trẻ ra ngoài để tránh gió, nên giữ trẻ trong nhà cho đến khi vùng sưng tấy có dấu hiệu giảm. Trẻ mắc bệnh không cho đến trường, các khu vực vui chơi công cộng vì có thể lây bệnh cho những bạn khác.
– Vệ sinh cá nhân và tẩy uế sát trùng các chất dịch tiết ra.
– Tránh tự ý bôi hoặc đắp, phun những loại thuốc dân gian ở tuyến mang tai đề phòng nhiễm độc.
Bệnh quai bị có trên toàn thế giới và chỉ xuất hiện ở người. Bệnh thường hay gặp ở trẻ nhỏ và lứa tuổi vị thành niên, người lớn cũng có thể mắc nhưng tỷ lệ là thấp hơn. Bệnh do virus lây truyền qua đường hô hấp và đường ăn uống, qua những giọt nước bọt khi bệnh nhân nói, ho, hắt hơi.