11 công dụng của rau mồng tơi đối với sức khỏe con người ít ai biết giúp các bạn có thêm nhiều thông tin sức khỏe hữu ích. Mồng tơi là loại rau phổ biến ở Việt nam và thường sử dụng để chế biến các món ăn hàng ngày. Trong rau mồng tơi khá dồi dào vitamin và khoáng chất như hàm lượng sắt, canxi, vitamin A, C và các vitamin nhóm B rất tốt cho sức khỏe. Ngoài dùng để chế biến món ăn thì rau mồng tơi còn có thể sử dụng như một vị thuốc chữa bệnh vô cùng hiệu quả. Sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ những tác dụng chữa bệnh của cây mồng tới dưới đây, mời mọi người cùng theo dõi nhé.
1. Công dụng của cây mồng tơi
Mồng tơi là loại dây leo quấn, mập và nhớt, sống hàng năm hay hai năm. Lá dày hình tim, mọc xen, đơn, nguyên, có cuống. Cây mồng tơi mọc nhanh, dây có thể dài đến 10 m.
Trên thực tế, cây mồng tơi có 2 phân chủng: một loại hoa và quả đều màu trắng (Bassela rubra L.); còn một loại hoa màu trắng tím và quả màu đen nhánh (Bassela rubra L. var. nigraLour.). Cả hai loại được sử dụng làm rau ăn và làm thuốc với cùng tác dụng.
Mồng tơi được sử dụng làm thuốc đã từ lâu đời. Tác dụng chữa bệnh của mồng tơi được ghi lại sớm nhất trong sách “Danh y biệt lục” của Đào Hoằng Cảnh (456 – 536) như sau: “chủ hoạt trung, tán nhiệt” (thông lợi đường tiêu hóa, giải nhiệt). Thời xưa, mồng tơi không được sử dụng để làm rau ăn, mãi về sau này người ta mới bắt đầu sử dụng để làm rau ăn.
Theo Đông y: rau mồng tơi có vị chua ngọt, tính lạnh, không độc, vào 5 kinh Tâm, Can, Tỳ, Đại tràng và Tiểu tràng. Có tác dụng thanh nhiệt, hoạt tràng, lương huyết, giải độc. Dùng chữa đại tiện bí kết, đại tiện xuất huyết, tiểu tiện không thông, đái rắt, đái nhỏ giọt, kiết lỵ, ban chẩn, đinh sang…
Dân gian thường dùng rau mồng tơi làm rau ăn cho mát, thêm tân dịch, khỏi khô háo và chống táo bón. Một số nơi còn dùng quả mồng tơi để nhuộm đỏ các loại mứt, nếu thêm chanh thì màu đậm hơn, nhưng không nên cho nhiều quá.
Tại Indonesia, người ta thường dùng rau mồng tơi làm thuốc chữa trẻ con bị táo bón, phụ nữ đẻ khó; nước ép quả dùng nhỏ mắt chữa đau mắt. Tại Trung Quốc, có nơi người ta dùng rau mồng tơi giã đắp chữa vú sưng nứt, giải độc.
2. Sử dụng mồng tơi chữa bệnh như thế nào?
Để tham khảo và áp dụng những khi cần thiết, xin giới thiệu một số phương pháp sử dụng mồng tơi để chữa bệnh, đã được ghi chép trong sách thuốc cổ kim:
-
2.1. Chữa chứng táo bón
Nếu bị táo bón, lấy 1 nắm lá mồng tơi rửa sách, giã nát, vắt lấy nước cốt pha thêm một ít nước đun sôi để nguội ngày uống 1 lần. Sau vài lần uống đại tiện sẽ dễ. Để hiệu nghiệm hơn thì sau khi uống thuốc 2 giờ ăn thêm vài củ khoai lang luộc. Trong thời gian này kiêng các thứ nóng, cay: rượu, ớt, hạt tiêu… Ngoài ra, người bị táo bón có thể dùng rau mồng tơi nấu canh ăn hàng ngày sẽ hết táo bón.
-
2.2. Trị mụn nhọt
Lá mồng tơi đem giã hoặc say nhuyễn (không cho thêm nước), trộn với ít muối đắp lên mụn.
-
2.3. Chữa say nắng
Giã nát lá mồng tơi đắp vào thái dương và trán. Sau đó dùng vải bó lại để giữ nguyên vị, để bệnh nhân nằm ngủ một giấc dậy sẽ khỏi.
-
2.4. Giúp nhanh lành vết thương, tốt cho xương khớp
Nước cốt từ rau mồng tơi có thể làm mau lành vết bỏng, hầm mồng tơi với chân giò thêm chút rượu để ăn hàng ngày sẽ giúp trị đau nhức xương khớp.
-
2.5. Chữa yếu sinh lý nam giới
Rau mồng tơi, rau ngót, rau má, bộ lòng gà hay vịt, nấu canh ăn nóng sẽ giúp trị chứng yếu sinh lý ở nam giới hiệu quả.
-
2.6. Chữa chứng đi tiểu nóng buốt
Khi tiểu tiện thấy nóng buốt và khó thì hái lá mồng tơi từ sáng sớm lau sạch cho vào cối giã nát, vắt lấy nước cốt pha thêm một ít nước sôi để nguội cho vài hạt muối rồi uống. Bã dùng để đắp vào bụng dưới (chỗ bàng quang) chỉ sau vài lần là khỏi.
-
2.7. Chữa bỏng
Dùng mồng tơi tươi, giã nát, lấy nước bôi lên chỗ da bị bỏng.
-
2.8. Mồng tơi giúp lợi sữa
Phụ nữ sau khi sinh ít sữa, ăn rau mồng tơi sẽ nhiều sữa hơn. Trong rau mồng tơi cócác vitamin A3, B3, chất saponin, chất nhầy và chất sắt nên tốt cho thai phụ…
-
2.9. Chữa bệnh trĩ
Nếu trĩ bị sưng đau lấy lá mồng tơi rửa sách, giã nhuyễn đắp vào chỗ sưng, đồng thời nấu canh mồng tơi với cá diếc (ăn cả cái và nước) rất hiệu nghiệm.
-
2.10. Làm đẹp da
Lấy lá mồng tơi non ở đầu nhánh, giã nát lấy nước cốt thêm ít muối thoa nhiều lần rồi rửa sạch. Thực hiện vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ.
-
2.11. Chữa khó chịu, hơi thở nóng
Khi người khó chịu, mũi thở ra hơi nóng thì nấu canh rau mồng tơi thái nhỏ với cua đồng giã nát ăn vào các buổi trưa, rất công hiệu.
Sau khi theo dõi những công dụng của rau mồng tơi đối với sức khỏe con người ít ai biết trên đây chắc hẳn các bạn đã hiểu hơn về lợi ích của loại rau này và có cách sử dụng hiệu quả, cải thiện sức khỏe cho gia đình thông qua thực phẩm hàng ngày. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh, hạnh phúc mỗi ngày và hãy luôn đồng hành cùng saigon-ict.edu.vn để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích nhé.