Cây anh túc hay còn gọi là cây thuốc phiện được trồng chủ yếu trên các vùng núi phía bắc. Mới nghe đến tên nhiều người không tin nổi những tác dụng của cây anh túc trong điều trị bệnh ở người. Nhưng đó là bạn chưa biết thật ra cây anh túc cũng được xếp vào một cây thuốc nam trị bệnh nhưng với yêu cầu bạn phải sử dụng đúng cách và không quá lạm dụng vào loại cây này. Chỉ cần một chút cây anh túc bạn đã có thể chữa được một số bệnh thường gặp nhờ những bài thuốc khá là đơn giản hàng ngày.
1. Tìm hiểu đôi nét về cây anh túc
Cây anh túc là cây thân thảo, có chiều cao từ 1-1.6m, tuổi thọ kéo dài 2 năm. Toàn thân cây anh túc có màu lục, lá có nhiều tua và có hình bầu dục được mọc quanh thân cây.
Thân cây anh túc mềm được mọc thẳng, rễ ở dạng phân nhánh. Hoa anh túc có màu trắng, tím hoặc đỏ vàng. Cánh hoa nở rộng thành nhiều lớp bao trùm nhị hoa to. Mùa hoa anh túc vào tháng 3, tháng 5 có quả khi còn non có màu xanh nhưng càng về già thì càng có màu nâu đen.
Cây anh túc được tìm thấy đầu tiên ở vùng đất Hy Lạp và phổ biến nhiều nhất ở Châu Á và Châu Âu. Ở Việt Nam, cây anh túc được gọi với tên gọi khác là cây thuốc phiện, phù du, á phiện.
Theo Đông y, người ta sử dụng vỏ qua cây anh túc để làm thuốc. Vỏ quả cây anh túc có vị chua chát, có tính bình, vị độc. Chứa các thành phần: morphin, codein, narcotin, papaverin,… Tác dụng của cây anh túc là giảm đau, giảm ho, ho gà, chữa ho hen lâu ngày, điều trị bệnh tiêu chảy, đau ngực, đau bụng. Bên cạnh đó anh túc còn sử dụng để chữa di tinh, hoạt tinh bởi thận hư.
Với những người dân tộc Hmông, hoa anh túc không chỉ là loại cây thuốc phiện mà còn là loại rau được chế biến trong những bữa ăn hàng ngày. Trẻ em ở đây thường hái quả anh túc để ăn.
2. Một số tác dụng và bài thuốc chữa bệnh từ cây anh túc
2.1. Điều trị bệnh hen suyễn, mồ hôi tự ra
100g hoa cây anh túc bỏ phần đế, màng và được sao với dấm ăn, sau đó lấy 1 nửa tán bột với 20gam ô mai, mỗi lần bạn uống 8-10gam trước khi đi ngủ, bệnh hen suyễn hay mồ hôi tự ra sẽ biến mất sau khi bạn uống liên tục trong 10 ngày.
2.2. Bài thuốc trị lỵ từ cây anh túc
Nếu chỉ trị lỵ bình thường thì bạn thực hiện đơn giản như sau:
Hoa anh túc bỏ núm trên và dưới, sau đó đập dập và nướng với mật cho tới khi có màu đỏ. Hậu phác được bỏ vỏ sau đó ngâm với nước cốt gừng trong một đêm và đem nướng. 2 vị thuốc này được tán thành bột, thực hiện mỗi lần từ 10-12g với nước cơm. Mỗi ngày bạn dùng 3 lần.
Tuy nhiên đối với trị lỵ lâu ngày thì cần thực hiện với bài thuốc khác: Hoa anh túc được ngâm với nước dấm ăn sau đó nướng và tán thành bột. Ngày sử dụng 6-8 gam bột và tán với nước gừng ấm.
Hoặc có thể thực hiện với bài thuốc khác như sau: hoa anh túc 400gam bỏ màng hoa, chia làm 3 phần bằng nhau, 1 phần được sao với dấm ăn, 1 phần sao với mật, 1 phần để sống. Sau đó đem tán bột và trộn với mật, nặn tròn thành từng hoàn. Ngày bạn uống 8-12g với nước cơm, sau 3-4 ngày liên tục uống sẽ thấy bệnh thiên giảm.
Bên cạnh tác dụng của cây anh túc trị lỵ thì còn có tác dụng trị thủy tả không cầm. 1 cái hoa anh túc, 10 cái ô mai nhục, 10 cái đại táo nhục được sắc với 1 chén nước to cho tới khi ước chừng chỉ còn 100ml nước, nên uống khi ấm để có hiệu quả chữa bệnh và dễ uống hơn.
2.3. Trị trẻ nhỏ bị xích bạch lỵ
20 g anh túc, sao với dấm sau được tán nhỏ và tiếp tục sao qua chiếc chảo đồng. 20gam bình lạng, sao đỏ, nghiền nhỏ. Với những trẻ bị xích lỵ thì uống với mật ong còn bạch lỵ thì uống với nang đường. Ngày uống 4-5gam, 2 lần/ngày.
2.4. Điều trị ho lâu ngày
Với những người mắc bệnh ho lâu ngày, sử dụng nhiều loại thuốc cũng như cách điều trị dân gian vẫn không khỏi có thể áp dụng với bài thuốc từ cây anh túc.
Cách thực hiện: Thân cây anh túc, bỏ gân, nướng mật được tán bột trộn lẫn với nhau. Mỗi ngày bạn uống 2g bột này với nước pha mật. Duy trì thực hiện trong nhiều ngày sẽ có hiệu quả khắc phục bệnh ho lâu ngày, ho có đờm
Cây anh túc chắc chắn sẽ là sự lựa chọn thích hợp khi muốn chữa bệnh ho, trị lỵ, bệnh bạch ly,, bệnh hen suyễn nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm. Với những tác dụng của cây anh túc trong điều trị bệnh mà chúng tôi đã cung cấp ở trên tin rằng đã giúp ích hơn cho các bạn. Nhưng khi sử dụng các bạn cần chú ý đến liều lượng không được dùng quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng. Vậy hẹn gặp lại các bạn ở các bài viết tiếp theo cùng saigon-ict.edu.vn để có thêm những thông tin hữu ích nhất trong việc chăm sóc sức khỏe.